Xã hội

Dự án nghìn tỷ lãng phí: Mới "bắn chỉ thiên", chưa truy trách nhiệm

01/11/2016, 11:38
image

Các dự án nghìn tỷ lãng phí mới chỉ bị "bắn chỉ thiên" chứ chưa truy được trách nhiệm cụ thể.

201603291024164264_DSC_2486.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương - Phó đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kế hoạch tài chính 5 năm, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Đánh giá báo cáo thẩm tra đã chỉ ra những nét khái quát cơ bản về tình hình như nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ cao; bố trí vốn đầu tư công còn dàn trải, chưa khắc phục được tình trạng dự án chuẩn bị sơ sài..., song ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng cho rằng các báo cáo chưa nêu được hiệu quả đầu tư thực tế của các dự án.

“Phải chỉ ra được có bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét đề nghị điều tra, truy tố, có như thế mới xác định được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý, nhằm ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư lâu nay", ĐB Phương nêu ý kiến.

Liệt kê một số dự án "khủng" như Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2), nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy Đạm Ninh Bình..., đã làm "tiêu tan" trên 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư, ông Phương bức xúc: "Cách báo cáo, thẩm tra hiện mới như "bắn chỉ thiên", nêu ra cái chung chứ không truy được trách nhiệm, không tạo ra đột phá làm chuyển biến nhận thức về vốn đầu tư, nhất là chống tham nhũng, lãng phí".

Cho rằng tâm lý người dân vẫn luôn canh cánh nỗi lo nợ công trong bối cảnh chỉ tiêu này càng ngày càng tăng, ông Phương đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân vì sao nợ công tăng cao và cho biết phương án khắc phục, để làm an lòng đại biểu và nhân dân.

ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng nhận định: "Nếu chúng ta cứ tiếp tục đầu tư như cách làm thời gian qua thì việc lãng phí, thất thoát nguồn lực sẽ không chỉ gây rủi ro cho cán cân tài chính ngân sách, rủi ro nợ công mà còn góp phần gây nên sự bất ổn định vĩ mô". 

Xem thêm Video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.