Một tàu ngầm lớp Dolphin của Hải quân Israel |
Đây là một trong những chiếc tàu ngầm lớp Dolphin nằm trong thoả thuận giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp Israel được ký từ năm 2012. Sau khi tờ Süddeutsche Zeitung công bố thông tin trên, Công ty đóng tàu của Đức Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) là đơn vị đóng tàu ngầm lớp Dolphin này nói riêng và chính phủ Đức nói chung đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội vì hai lý do.
Thứ nhất, chính phủ Đức đồng ý trợ giá bán tàu ngầm cho Israel bằng 2/3 giá gốc do đó người dân Đức phải gánh vác 1/3 chi phí con tàu. Trên Twitter, rất nhiều người dân Đức thể hiện thái độ tức giận. Chẳng hạn, một người có tài khoản Dame Alun Roberts nói: " Tại sao tôi lại phải đóng góp tiền trợ cấp cho tàu ngầm của Israel?"...
Thứ hai, con tàu này có khả năng mang thêm vũ khí hạt nhân. Ông Peter Roberts, một chuyên gia về hệ thống vũ khí hải quân và sức mạnh biển tại Viện nghiên cứu hoàng gia tại Thủ đô London (Anh) cho biết, Israel muốn chế tạo và phát triển khả năng hạt nhân trên con tàu ngầm mới. Tuy nhiên, để làm được điều này cần thêm rất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, trong một bài viết trên trang web chính thức của Tổ chức nghiên cứu và truyền thông độc lập có trụ sở tại Montreal-Global Research, nhà nghiên cứu Anthony Bellchambers viết, tàu ngầm lớp Dolphin sử dụng năng lượng hạt nhân hiện "đã được" Hải quân Israel chuyển đổi và trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân.
Nhờ đó, loạt tàu này trở thành át chủ bài giúp Israel “thống trị vùng biển sâu mà hiện giờ chưa có đối thủ nào có thể cạnh tranh”. Bài viết này cũng nhấn mạnh Thủ tướng Đức đã nhất trí cung cấp cho Israel loại tàu ngầm này “mà không cần tham vấn trước với Châu Âu (EU)”.
Chính vì thế, trong bài tổng hợp trên Sputnik, phóng viên của tờ này giật ngay trên tít "Dư luận tức giận vì bà Merkel bán tàu ngầm mà không hỏi ý EU".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận