Có một thực tế cho thấy, cách giáo dục trẻ hiệu quả nhất chính là sự kiên nhẫn nhưng không phải bố mẹ nào cũng có thể áp dụng được cách dạy con kiểu này. Trong rất nhiều trường hợp, bố mẹ sẽ chọn cách dọa dẫm trẻ để nhanh khiến chúng nghe lời hơn. Thế nhưng, điều này lại vô tình để lại bóng đen tâm lý suốt đời của một đứa trẻ.
Bạn có bao giờ lấy chú cảnh sát để hù dọa con cái chưa?
Giáo dục con cái ngày càng được bố mẹ chú trọng và đặt lên ưu tiên hàng đầu. Cùng với sự tiến bộ của xã hội, có những cách giáo dục lỗi thời, cản trở sự phát triển của một đứa trẻ.
Khi con cái nghịch ngợm, nói mãi không chịu nghe lời, một số bố mẹ sẽ dọa: “Nếu con còn nghịch nữa, mẹ sẽ gọi chú công an tới bắt con đi đấy. Lúc đó, con sẽ không được gặp bố mẹ nữa đâu”.
Câu nói tưởng như vô hại này lại mang tới những hệ luỵ bố mẹ không ngờ được.
Ảnh minh họa.
Vào một buổi tối, tại một đồn cảnh sát ở thành phố Lục An, Trung Quốc nhận được điện thoại của người dân, báo rằng họ phát hiện có một đứa trẻ đang đi lạc ngoài đường.
Khi cảnh sát đến, họ hỏi thăm tình hình đứa trẻ: “Con tên gì? Con đang học ở đâu?”
Không ngờ rằng, khi thấy bóng chú cảnh sát, cậu bé khóc dữ dội hơn lúc ban đầu. Cảnh sát lúc đó lúng túng không biết tại sao lại như vậy liền trấn an: “Cậu bé à! Các chú là cảnh sát, là người tốt, con đừng sợ”.
Thế nhưng, dù cảnh sát có giải thích thế nào, dỗ dành tặng quà ra sao, cậu bé kia vẫn khóc lóc sợ hãi không ngừng. Mãi đến nửa tiếng sau, phụ huynh mới tá hỏa phát hiện con mình mất tích nên gọi điện báo cảnh sát, cậu bé sớm được bố mẹ đón về.
Có một điều khiến người ta phải suy nghĩ, đó là trong quá trình các chú cảnh sát dỗ dành đứa trẻ, rõ ràng họ là người tốt, cũng chẳng làm sai điều gì, tại sao cậu bé kia lại sợ hãi đến vậy. Trong suốt nửa tiếng đồng hồ, cậu bé không ngừng nói: “Chú cảnh sát đừng bắt con, làm ơn đừng bắt con”, “Chú cảnh sát đáng sợ quá, mẹ ơi cứu con”.
Rõ ràng, cậu bé này đang mắc chứng sợ các chú cảnh sát. Nguyên nhân của điều này là do rất nhiều bậc phụ huynh luôn lấy cảnh sát ra để hù dọa con mình kiểu như: “Con đừng có khóc nữa, nếu không chú cảnh sát sẽ tới bắt con đi bây giờ”.
Sử dụng hình ảnh chú cảnh sát oai vệ, truy bắt kẻ xấu để dạy dỗ những đứa trẻ hư là thói quen được nhiều bố mẹ áp dụng để giáo dục con cái, nhưng liệu điều này có đúng?
Cách này có thể ngay lập tức khiến đứa nghe ngoan ngoãn, nghe lời nhưng chắc chắn một điều rằng, bố mẹ đã phá hủy hình ảnh người cảnh sát trong tâm trí con cái, khiến trẻ có nhận thức rất sai lầm về chú cảnh sát. Điều gì sẽ xảy ra nếu đứa trẻ thực sự gặp nguy hiểm và không dám gọi cảnh sát?
Những phương pháp khác bố mẹ thường dọa con cái
- Nhắc tới bác sĩ và y tá
Một số bố mẹ cũng thường dùng bác sĩ để hù dọa con cái. Trẻ sợ bác sĩ có thể phản kháng lại, không dám uống thuốc hoặc đến bệnh viện khám, thậm chí khi bị đau còn không dám nói.
- Nhắc tới giáo viên
Phần lớn trẻ em đều rất coi trọng lời nói của thầy cô giáo. Thế nên trong một số trường hợp bố mẹ muốn trẻ nghe lời, họ lại nhắc tới giáo viên như “nếu con không làm bài tập, mẹ sẽ nói cô giáo để phạt con thật nặng”. Điều này có thể dọa trẻ sợ hãi, khiến chúng sợ đến trường và không thích học nữa.
- Nhắc tới ma quỷ, quái vật
Khi thường xuyên đem chuyện quái vật, ma quỷ ra hù dọa con cái, khiến đứa trẻ có thể sơ bóng tối, rụt rè, thậm chí trầm cảm.
Một số ông bà thường dọa cháu kiểu: “Nếu cháu không ngủ, con sói sẽ mò vào nhà ăn thịt cháu đấy”. Sau đó, khi gặp những bức tranh về cáo và cừu, đứa trẻ thường sợ hãi và khóc lớn.
Hay như trường hợp để ngăn trẻ không nghịch ngợm phía bờ sông, một số ông bà cũng nói kiểu như “dưới sông có con quái vật lớn lắm, nếu cháu đến gần bờ sông, nó sẽ kéo cháy xuống nước chết đuối”. Sau đó, đứa trẻ sợ hãi đến mức không bao giờ dám ra sông nữa, nhìn thấy những vũng nước nhỏ cũng sợ.
- Nhắc tới tình yêu của bố mẹ
“Nếu con không nghe lời bố mẹ, bố mẹ sẽ không thương yêu con nữa đâu”, có lẽ câu nói này có không ít bậc phụ huynh sử dụng. Khi lấy tình yêu ra dọa dẫm, đứa trẻ cảm thấy rất buồn và sợ hãi, sinh ra nhiều tâm lý rất tiêu cực, nghĩ rằng mình sẽ “bị đánh”, “bị bỏ rơi”, “không được yêu thương”.
Cách dọa dẫm này sẽ khiến đứa trẻ trở nên hèn nhát, tự ti, dễ bị khuất phục trước kẻ ác và dễ bị bắt nạt khi đi học hơn.
“Giáo dục đe dọa” sẽ mang lại cho trẻ những lo lắng và hồi hộp, đồng thời cũng để lại một số bóng đen trong tâm lý. Nó sẽ khiến trẻ sợ hãi về một số điều chưa biết, thậm chí sợ giao tiếp xã hội, không tin tưởng vào người khác.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận