1. Mụn cóc dạng sợi
Mụn cóc dạng sợi là một dạng mụn cóc đặc biệt do nhiễm vi rút HPV gây ra và chủ yếu xuất hiện ở cổ, trán, mí mắt,…
Dạng mụn này có thể lành tự nhiên trong vòng hai năm nên không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, mụn cóc dạng sợi có thể lây truyền cho người khác qua vùng da bị tổn thương, vì vậy cần lưu ý để tránh ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cá nhân và những người xung quanh.
2. U xơ mềm
Những mẩu thịt thừa có màu nâu xám, xuất hiện trên nền da nhẵn được gọi là u xơ mềm hoặc nấm da.
U xơ mềm là sự tăng sinh lành tính của các sợi collagen ở lớp bì, rất phổ biến ở người trung niên và cao tuổi béo phì.
Bên cạnh đó, các chuyên gia về sức khỏe phụ nữ mang thai cho rằng, u xơ mềm có thể liên quan đến các yếu tố như kháng insulin và chuyển hóa lipid bất thường.
3. Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng hay còn gọi là mụn cơm dẹt non là một bệnh do virut gây ra.
Mụn cơm phẳng chủ yếu là những u nhú to bằng hạt gạo, to dần lên bằng hạt đậu, có bề mặt phẳng, hình tròn hoặc bầu dục, màu sắc gần với màu da với màu nâu hoặc trắng nhạt, mụn cơm phẳng có nhiều khả năng xuất hiện trên mặt, mu bàn tay và dễ lây lan.
4. Mụn kín miệng
Nếu thấy có một vài cục thịt nhỏ trên cổ thì có khả năng là mụn kín. Loại mụn thịt này xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi dậy thì.
Việc sản xuất quá nhiều bã nhờn có thể dẫn đến viêm nang lông, cuối cùng dẫn đến nổi mụn và mụn kín miệng hình thành.
5. Mụn “cháy”
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, phần lớn mụn “cháy” xuất hiện là do cơ thể bị nóng trong, tỳ vị hư nhược, cần điều chỉnh thói quen ăn uống và vệ sinh thường xuyên là loại mụn này sẽ biến mất.
Nhiều người tò mò liệu những cục thịt thừa này có thể kéo đứt bằng tay được không?
Các bác sĩ cho rằng, việc kéo đứt bằng tay có thể để lại phần gốc mụn thịt và các gốc mụn này có thể phát triển trở lại đúng tại vị trí đó, dẫn đến tăng viêm da và tổn thương da ác tính.
Nếu muốn xử lý các mụn thịt thừa này thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để có những tư vấn chuẩn xác nhất.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận