Y tế

Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là triệu chứng của 3 căn bệnh này

09/04/2021, 12:00

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, một số người có biểu hiện cứng ngón tay bất thường thì cần phải cực kì chú ý.

Ngón tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể con người. Sau một khoảng thời gian dài gõ phím, cầm bút hay làm những công việc nặng nhọc, chắc hẳn sẽ có những vấn đề như ngón tay không linh hoạt hay tê cứng, chỉ có thể thuyên giảm sau khi sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

img

Thông thường, sau khi thức dậy tất cả các chức năng của cơ thể sẽ đi vào chế độ điều chỉnh, bộ não nhanh chóng tỉnh táo và bắt đầu chi phối hoạt động của hệ thần kinh. Mọi thứ diễn ra rất nhanh để con người có thể sẵn sàng cho một ngày làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có các vấn đề như tê cứng bàn tay, các ngón tay không khép lại được thì đó có thể là tín hiệu của một số bệnh đang phát tác.

1. Viêm khớp dạng thấp

img

Căn bệnh này thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn đáng kể so với nam giới. Đặc điểm chính của bệnh viêm khớp dạng thấp là viêm đối xứng các khớp nhỏ như bàn tay và bàn chân.

Vấn đề sưng đau các khớp tay, khớp chân thường diễn ra vào buổi sáng sau khi thức dậy. Thời gian đau khớp chủ yếu liên quan đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Nếu tình trạng của bệnh nhân nhẹ, thường là sau nửa tiếng cơn đau sẽ tự giải tỏa. Trong trường hợp nghiêm trọng, thời gian đau sẽ kéo dài hơn.

2. Thoái hóa khớp nguyên phát

img

Khi tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người sẽ dần phát triển và khi đã đến một độ tuổi nhất định, các cơ quan đó cùng với hệ xương sẽ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa. Đã có những nghiên cứu cho thấy rằng, trong số những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp đã lên đến hơn 50%. Khác với viêm khớp dạng thấp, biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này là căng thẳng vào buổi sáng. Mặc dù cũng xuất hiện các triệu chứng như ngón tay bị cứng và không khép lại được, nhưng đau nhức xương khớp không kéo dài, sẽ thuyên giảm chỉ sau vài phút.

Nếu không có tiền sử bệnh, không có yếu tố gây bệnh rõ ràng và bệnh nhân đã lớn tuổi thì có thể, bệnh nhân đã mắc thoái hóa khớp nguyên phát.

3. Loãng xương

img

Loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không có khoảng cách giới tính điển hình. Tuy nhiên, theo các số liệu lâm sàng, người càng cao tuổi càng có nguy cơ loãng xương. Chẳng hạn như: Phụ nữ sau mãn kinh, đàn ông cao tuổi…

Loãng xương cũng là một bệnh thoái hóa, nó liên quan trực tiếp đến việc khối lượng xương bị hao hút và gây đau bất thường ở cơ và gân. Loãng xương có thể xuất hiện dưới dạng cứng tay vào buổi sáng, có thể bị kích thích hình thành cơn đau bởi các yếu tố bên ngoài như va chạm, thời tiết…

img

Nhìn chung, tình trạng tê cứng ngón tay vào buổi sáng thường liên quan đến 3 bệnh kể trên, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi càng nên cảnh giác. Nếu xảy ra hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, hãy đi khám kịp thời để tìm nguyên nhân, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.