Y tế

Duối chữa sâu răng, phong thấp

19/08/2018, 08:21

Cây duối hay còn gọi là ruối, thường mọc hoang hóa nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

cay-duoi

Cây duối hay còn gọi là ruối

Đây là loại cây thân gỗ, cao đến 10m, toàn cây có nhựa mủ trắng. Lá cứng, mọc so le, hình trứng ngược, dài khoảng 3 - 7cm, rộng 3cm, mép khía răng, mặt lá rất nhám. Hoa đơn tính khác gốc, cụm hoa đực dạng đầu có cuống ngắn, mang 10 - 12 hoa. Hoa cái màu lục, mọc đơn lẻ, hoặc từng cặp. Quả mọng hình cầu hơi dẹt, kích thước từ 8 - 10mm, có lá đài tồn tại và bao bọc một phần quả, khi chín màu vàng, ăn được, có vị ngọt.

Theo y học cổ truyền, duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn. Người dân thường dùng duối để chữa các bệnh: đau răng, tiêu chảy. Vỏ duối dùng chữa bệnh phong thấp đau nhức, sâu răng, đau bụng, sốt, tiêu chảy…

Điều trị trị mụn nhọt sưng đau, đau đầu: Nhựa duối trộn với một chút vôi tôi, phết lên giấy trắng rồi đem dán vào thái dương hoặc vùng da mọc mụn. Làm 2 - 3 lần/ngày. Làm tiên tục khoảng 2 ngày sẽ có chuyển biến tích cực.

Điều trị đau nhức răng, sâu răng: Dùng vỏ cây duối tươi ngâm rượu đặc trong khoảng 10 ngày. Khi bị đau răng lấy bông tẩm rượu ngâm vỏ duối chấm vào vị trí răng bị sưng đau sẽ có hiệu quả rất nhanh.

Điều trị bí tiểu, trướng bụng: 20g rễ và thân duối khô. Đun với 600ml nước, đun cạn còn 300ml nước chia 3 lần uống trong ngày.

Lợi sữa sau sinh: Lá duối khô 20g (Hoặc tươi 50g) sắc nước uống hàng ngày.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu ĐH Dược Hà Nội

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.