Từ một món ăn dân dã, quê mùa, rươi giờ được xem như đặc sản, chung mâm với bao loại sơn hào, hải vị trong bữa cơm ngày Tết. Săn rươi giờ đây cũng là cuộc chơi bạc tỷ của những người nông dân, khi có người chỉ sau một vụ có thể sắm ô tô, mua nhà, nhưng cũng có người tay trắng.

img

Đêm xuống, khi bầy cuốc từ những bụi lau lác um tùm bắt đầu kiếm ăn sớm, thi thoảng nghển cổ kêu váng “cuốc, cuốc”, thì tại các đầm rươi nằm san sát khu vực bãi ngoài đê sông Hàn, thuộc địa phận xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), những chủ đầm rươi cũng đang lặn lội, dài cổ ngóng rươi nổi.

Thu mình trong tấm áo khoác dày, bên chiếc bóng đèn điện lung lay, chao đảo trong gió lạnh, anh Nguyễn Hữu Phước, chủ đầm rươi rộng 6 mẫu (21.600m2) nhìn như thôi miên về phía mặt nước đen kịt ngóng chờ. Trời về đêm, cái lạnh thêm cắt da thịt, nhìn xuống mặt đầm im lìm, mặt anh Phước hiện rõ vẻ thất vọng, thở dài: “Con nước trước, cả đầm thu được chưa đến chục cân. Cứ thế này, có lẽ không được ăn rươi mà ăn cám mất!”.

Giọng anh Phước kể cứ thoang thoảng trong gió lạnh cuối năm: “Từ xa xưa, rươi vẫn được coi là một loại “quái sản” bởi nó “từ dưới đất chui lên” vào những ngày nhất định. Đến giờ, vẫn chưa ai lý giải được tường tận tập tính sinh sản, đời sống của loài rươi. Cả năm sống sâu dưới lòng đất, dưới những cánh đồng lúa, cứ tới “Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm”, rươi lại trồi lên, bơi lội tung tăng để rồi sau đó lại lặn mất tăm, không để lại một dấu vết gì”.

Quá trình nổi của rươi thực chất là quá trình sinh sản. Khi ấy, con rươi vốn chỉ nhỉnh hơn chiếc tăm một chút, dài có khi đến nửa mét, dồn toàn bộ dinh dưỡng lên phần đầu rồi tự đứt một đoạn, sau đó tìm đường từ lòng đất nổi lên mặt nước. Phần đầu đó chứa trứng, khi gặp nước mặn chúng tự vỡ, trứng rươi hòa quyện vào bọt nước để quay lại ao, đầm, ruộng, tiếp tục một chu kỳ sinh trưởng mới.

“Trước đây, “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm”, người nông dân chỉ việc ra đồng để vớt rươi. Giờ với việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, ở các cánh đồng lúa, mương, rạch, rươi gần như tuyệt chủng. Để có thể hứng thứ “lộc trời” này, người nông dân phải đắp bờ quây cánh đồng rộng vài mẫu tới vài chục mẫu đất. Trên đất này trồng lúa nhưng tuyệt nhiên không được bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu. Việc trồng lúa chỉ là phụ, còn thu “lộc trời” khi rươi nổi mới là nguồn thu chính”, anh Phước giải thích.

Câu chuyện miên man về rươi của chúng tôi kéo dài đến 12 giờ đêm, bỗng bị ngắt quãng bởi tiếng reo vang của anh Phước: “Ôi! “lộc trời” về kìa!”.

Dưới ánh sáng đèn pin, mặt nước đang lặng yên bỗng xao động bởi hàng nghìn, hàng vạn chuyển động của rươi. Những bóng rươi cỡ chừng đầu đũa ăn cơm khi lập lờ, dập dềnh theo nhịp sóng nước, lúc vội vã lao như tên về tứ phía. Nước trong đầm dần được tháo ra để rươi theo nước bơi vào cống đọn, nơi đấy đã đặt sẵn lưới vớt rươi.

Anh Phước và những người làm công tất tả vớt rươi cho vào rọ, trên bờ thương lái đã tấp nập chờ sẵn. Chỉ vào hơn 2 tạ rươi thu hoạch được, anh Phước hồ hởi: “Chỗ này bán được gần 100 triệu đồng. Có tiền ăn Tết rồi”.

img

Khi chúng tôi hồ hởi hỏi: “Một buổi tối thu hoạch gần trăm triệu, hái “lộc trời” dễ quá đi thôi” thì anh Phước cười bảo: “Cuộc chơi bạc tỷ mà may rủi cận kề đấy”.

Ở vùng đất Tứ Kỳ (Hải Dương), Vĩnh Bảo giờ rươi là một nghề “hot”, đem lại thu nhập “khủng”. Với những đầm rươi thu nhập cao, ổn định có thể đem lại thu nhập 70 triệu đồng tới hơn 100 triệu đồng/sào. Tại các địa phương này, có những đầm rươi rộng vài chục mẫu, có đêm thu vài tấn rươi không phải chuyện quá hiếm. Chỉ qua một đêm, chủ đầm thu về cả nửa tỷ đồng. Vì thế, nghề rươi được coi là nghề “hái ra tiền”.

Ngoài nguồn lợi chính từ rươi, người nông dân còn có nguồn thu từ trồng lúa. Lúa trồng trên cánh đồng rươi với đặc thù là không được phép phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học nên luôn được săn đón vì “gạo rươi” là loại “sạch nhất thế giới”. Nhiều người sẵn sàng trả 50 nghìn đồng cho 1kg “gạo rươi”. Cùng đó, người nông dân còn có thể thu hoạch tôm rảo tằm, cáy, cá lác, cá bống… trên cánh đồng trong suốt thời gian rươi lặn sâu dưới đất.

Chính vì độ “hot” của nghề rươi nên mới có chuyện trong tháng 10/2021 huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đấu thầu các đầm rươi tại vùng bãi Đông ven sông Hóa thuộc địa phận xã Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo). Trong khi ở nhiều nơi người nông dân bỏ ruộng vì thu nhập thấp, một số cánh đồng đấu thầu chỉ vài trăm nghìn/sào/năm, thì ở đây giá trúng thầu đầm rươi lên tới hơn 52 triệu đồng/sào/năm.

Ngoài khoản đầu tư ban đầu, hàng năm chủ đầm còn phải chi vài chục đến vài trăm triệu đồng cải tạo để đất tơi xốp, mua phân gà về rải khắp cánh đồng để đất có nhiều chất dinh dưỡng giúp rươi sinh trưởng tốt, to con. Vì thế, không cầm trong tay bạc tỷ, đừng nghĩ tới chuyện làm rươi. Mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế, nên chuyện cầm cố nhà cửa, đất đai vay lãi hay thế chấp ngân hàng để làm rươi xảy ra như cơm bữa.

Cũng vì ham nghề, anh Nguyễn Hữu Phước “nghiến răng” bỏ ra số tiền hơn 6 tỷ đồng mua đầm rươi rộng gần 6 mẫu ở khu vực bãi ngoài đê ven sông Hàn thuộc địa phận xã Tam Đa. “Ngoài số tiền bỏ ra mua đầm, vụ trước, tôi đầu tư hơn 140 triệu đồng gia cố bờ bao, cải tạo đất. Thế nhưng, cả vụ thu được chưa tới 160 triệu đồng trong khi nhiều chủ đầm có diện tích tương đương đầm nhà tôi thu tới cả tỷ đồng”, anh Phước thở dài.

img

Theo anh Lê Văn Long ở thôn Đông Hồng, xã Vĩnh An (huyện Vĩnh Bảo), chủ đầm rươi rộng hơn 7 mẫu ngoài tuyến đê quốc gia tả ngạn sông Thái Bình thuộc địa phận xã Vĩnh An, chủ đầm rươi có nhiều cách gọi rươi về, nuôi cho rươi to béo. Phổ biến nhất là trồng lúa 1 vụ, cho thêm chất thải của gà trộn trấu đã ủ hoai mục, thêm phân bón vi sinh cho đất tơi xốp rươi con dễ “đậu”.

“Nghĩ mọi cách cũng chỉ làm được đến thế, còn rươi có nổi hay không, về nhiều hay ít thì vẫn trông chờ vào sự may rủi. Vì thế, rươi vẫn được coi là “lộc trời”, mà “lộc” thì ít khi cào bằng, chia đều”, anh Long tếu táo.

Thực tế, nghề làm rươi không phải “hái ra tiền” như nhiều người vẫn nghĩ. Ông Vũ Trọng Quảng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh An, một trong những xã có diện tích đầm rươi lớn của huyện Vĩnh Bảo (hơn 40ha) cho biết: “Trung bình mỗi vụ, 1 sào đầm rươi cho thu 30 - 40kg, cá biệt có đầm lên tới 70 - 80kg/sào/năm. Tuy vậy, đầu tư vào đầm rươi rất nhiều tiền, trong khi đó việc thu hoạch rươi lại là “lộc trời”, chẳng ai có thể dự đoán được chỗ nào nhiều rươi, chỗ nào ít rươi, năm nào được mùa, mất mùa. Chính vì thế, làm rươi là “cuộc chơi” của những nông dân phải có số vốn vài tỷ trở lên”.

img

Đêm xuống, khi bầy cuốc từ những bụi lau lác um tùm bắt đầu kiếm ăn sớm, thi thoảng nghển cổ kêu váng “cuốc, cuốc”, thì tại các đầm rươi nằm san sát khu vực bãi ngoài đê sông Hàn, thuộc địa phận xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), những chủ đầm rươi cũng đang lặn lội, dài cổ ngóng rươi nổi.

Thu mình trong tấm áo khoác dày, bên chiếc bóng đèn điện lung lay, chao đảo trong gió lạnh, anh Nguyễn Hữu Phước, chủ đầm rươi rộng 6 mẫu (21.600m2) nhìn như thôi miên về phía mặt nước đen kịt ngóng chờ. Trời về đêm, cái lạnh thêm cắt da thịt, nhìn xuống mặt đầm im lìm, mặt anh Phước hiện rõ vẻ thất vọng, thở dài: “Con nước trước, cả đầm thu được chưa đến chục cân. Cứ thế này, có lẽ không được ăn rươi mà ăn cám mất!”.

Giọng anh Phước kể cứ thoang thoảng trong gió lạnh cuối năm: “Từ xa xưa, rươi vẫn được coi là một loại “quái sản” bởi nó “từ dưới đất chui lên” vào những ngày nhất định. Đến giờ, vẫn chưa ai lý giải được tường tận tập tính sinh sản, đời sống của loài rươi. Cả năm sống sâu dưới lòng đất, dưới những cánh đồng lúa, cứ tới “Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm”, rươi lại trồi lên, bơi lội tung tăng để rồi sau đó lại lặn mất tăm, không để lại một dấu vết gì”.

Quá trình nổi của rươi thực chất là quá trình sinh sản. Khi ấy, con rươi vốn chỉ nhỉnh hơn chiếc tăm một chút, dài có khi đến nửa mét, dồn toàn bộ dinh dưỡng lên phần đầu rồi tự đứt một đoạn, sau đó tìm đường từ lòng đất nổi lên mặt nước. Phần đầu đó chứa trứng, khi gặp nước mặn chúng tự vỡ, trứng rươi hòa quyện vào bọt nước để quay lại ao, đầm, ruộng, tiếp tục một chu kỳ sinh trưởng mới.

“Trước đây, “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm”, người nông dân chỉ việc ra đồng để vớt rươi. Giờ với việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, ở các cánh đồng lúa, mương, rạch, rươi gần như tuyệt chủng. Để có thể hứng thứ “lộc trời” này, người nông dân phải đắp bờ quây cánh đồng rộng vài mẫu tới vài chục mẫu đất. Trên đất này trồng lúa nhưng tuyệt nhiên không được bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu. Việc trồng lúa chỉ là phụ, còn thu “lộc trời” khi rươi nổi mới là nguồn thu chính”, anh Phước giải thích.

Câu chuyện miên man về rươi của chúng tôi kéo dài đến 12 giờ đêm, bỗng bị ngắt quãng bởi tiếng reo vang của anh Phước: “Ôi! “lộc trời” về kìa!”.

Dưới ánh sáng đèn pin, mặt nước đang lặng yên bỗng xao động bởi hàng nghìn, hàng vạn chuyển động của rươi. Những bóng rươi cỡ chừng đầu đũa ăn cơm khi lập lờ, dập dềnh theo nhịp sóng nước, lúc vội vã lao như tên về tứ phía. Nước trong đầm dần được tháo ra để rươi theo nước bơi vào cống đọn, nơi đấy đã đặt sẵn lưới vớt rươi.

Anh Phước và những người làm công tất tả vớt rươi cho vào rọ, trên bờ thương lái đã tấp nập chờ sẵn. Chỉ vào hơn 2 tạ rươi thu hoạch được, anh Phước hồ hởi: “Chỗ này bán được gần 100 triệu đồng. Có tiền ăn Tết rồi”.

Khi chúng tôi hồ hởi hỏi: “Một buổi tối thu hoạch gần trăm triệu, hái “lộc trời” dễ quá đi thôi” thì anh Phước cười bảo: “Cuộc chơi bạc tỷ mà may rủi cận kề đấy”.

Ở vùng đất Tứ Kỳ (Hải Dương), Vĩnh Bảo giờ rươi là một nghề “hot”, đem lại thu nhập “khủng”. Với những đầm rươi thu nhập cao, ổn định có thể đem lại thu nhập 70 triệu đồng tới hơn 100 triệu đồng/sào. Tại các địa phương này, có những đầm rươi rộng vài chục mẫu, có đêm thu vài tấn rươi không phải chuyện quá hiếm. Chỉ qua một đêm, chủ đầm thu về cả nửa tỷ đồng. Vì thế, nghề rươi được coi là nghề “hái ra tiền”.

Ngoài nguồn lợi chính từ rươi, người nông dân còn có nguồn thu từ trồng lúa. Lúa trồng trên cánh đồng rươi với đặc thù là không được phép phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học nên luôn được săn đón vì “gạo rươi” là loại “sạch nhất thế giới”. Nhiều người sẵn sàng trả 50 nghìn đồng cho 1kg “gạo rươi”. Cùng đó, người nông dân còn có thể thu hoạch tôm rảo tằm, cáy, cá lác, cá bống… trên cánh đồng trong suốt thời gian rươi lặn sâu dưới đất.

Chính vì độ “hot” của nghề rươi nên mới có chuyện trong tháng 10/2021 huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đấu thầu các đầm rươi tại vùng bãi Đông ven sông Hóa thuộc địa phận xã Tam Cường (huyện Vĩnh Bảo). Trong khi ở nhiều nơi người nông dân bỏ ruộng vì thu nhập thấp, một số cánh đồng đấu thầu chỉ vài trăm nghìn/sào/năm, thì ở đây giá trúng thầu đầm rươi lên tới hơn 52 triệu đồng/sào/năm.

Ngoài khoản đầu tư ban đầu, hàng năm chủ đầm còn phải chi vài chục đến vài trăm triệu đồng cải tạo để đất tơi xốp, mua phân gà về rải khắp cánh đồng để đất có nhiều chất dinh dưỡng giúp rươi sinh trưởng tốt, to con. Vì thế, không cầm trong tay bạc tỷ, đừng nghĩ tới chuyện làm rươi. Mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế, nên chuyện cầm cố nhà cửa, đất đai vay lãi hay thế chấp ngân hàng để làm rươi xảy ra như cơm bữa.

Cũng vì ham nghề, anh Nguyễn Hữu Phước “nghiến răng” bỏ ra số tiền hơn 6 tỷ đồng mua đầm rươi rộng gần 6 mẫu ở khu vực bãi ngoài đê ven sông Hàn thuộc địa phận xã Tam Đa. “Ngoài số tiền bỏ ra mua đầm, vụ trước, tôi đầu tư hơn 140 triệu đồng gia cố bờ bao, cải tạo đất. Thế nhưng, cả vụ thu được chưa tới 160 triệu đồng trong khi nhiều chủ đầm có diện tích tương đương đầm nhà tôi thu tới cả tỷ đồng”, anh Phước thở dài.

Theo anh Lê Văn Long ở thôn Đông Hồng, xã Vĩnh An (huyện Vĩnh Bảo), chủ đầm rươi rộng hơn 7 mẫu ngoài tuyến đê quốc gia tả ngạn sông Thái Bình thuộc địa phận xã Vĩnh An, chủ đầm rươi có nhiều cách gọi rươi về, nuôi cho rươi to béo. Phổ biến nhất là trồng lúa 1 vụ, cho thêm chất thải của gà trộn trấu đã ủ hoai mục, thêm phân bón vi sinh cho đất tơi xốp rươi con dễ “đậu”.

“Nghĩ mọi cách cũng chỉ làm được đến thế, còn rươi có nổi hay không, về nhiều hay ít thì vẫn trông chờ vào sự may rủi. Vì thế, rươi vẫn được coi là “lộc trời”, mà “lộc” thì ít khi cào bằng, chia đều”, anh Long tếu táo.

Thực tế, nghề làm rươi không phải “hái ra tiền” như nhiều người vẫn nghĩ. Ông Vũ Trọng Quảng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh An, một trong những xã có diện tích đầm rươi lớn của huyện Vĩnh Bảo (hơn 40ha) cho biết: “Trung bình mỗi vụ, 1 sào đầm rươi cho thu 30 - 40kg, cá biệt có đầm lên tới 70 - 80kg/sào/năm.

Tuy vậy, đầu tư vào đầm rươi rất nhiều tiền, trong khi đó việc thu hoạch rươi lại là “lộc trời”, chẳng ai có thể dự đoán được chỗ nào nhiều rươi, chỗ nào ít rươi, năm nào được mùa, mất mùa. Chính vì thế, làm rươi là “cuộc chơi” của những nông dân phải có số vốn vài tỷ trở lên”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.