Từng gắn bó với cộng đồng doanh nghiệp với cương vị lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bà nhìn nhận như thế nào về sự phát triển, đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp nói chung và khối tư nhân nói riêng cho nền kinh tế, đặc biệt sau một khoảng thời gian dài lao đao vì dịch bệnh Covid-19 vừa qua?
Bất kể vừa phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy sự nỗ lực, kiên cường không ngừng nghỉ, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân. Sức sống bền bỉ ấy đã góp phần quan trọng giúp nền kinh tế nhanh chóng “hồi sức”, đạt được một số kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Hiện nay, theo thống kê, chúng ta có khoảng 900 nghìn doanh nghiệp tư nhân, 5,6 triệu hộ kinh doanh. Họ đang đóng góp khoảng 60% công việc cho người lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội. Doanh nghiệp tư nhân đã góp phần đa dạng hóa phương thức sản xuất và sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.
Hiện nay, theo thống kê, chúng ta có khoảng 900 nghìn doanh nghiệp tư nhân, 5,6 triệu hộ kinh doanh. Họ đang đóng góp khoảng 60% công việc cho người lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội. Doanh nghiệp tư nhân đã góp phần đa dạng hóa phương thức sản xuất và sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.
Với sự chủ động, sáng tạo của khối kinh tế tư nhân, Việt Nam dần hình thành mạng lưới ngành phong phú, phát triển ngang tầm với các nước khác về chất lượng, đóng góp chung vào tăng trưởng GDP.
Về xuất khẩu, ước tính khoảng 30% sản lượng xuất khẩu “trong tay” các doanh nghiệp tư nhân. Riêng đối với nông nghiệp, họ chiếm tới hơn 70% sản lượng xuất khẩu, góp sức đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, tạo điểm về cho nguồn cung lương thực an ninh lương thực.
Có thể nói, các doanh nghiệp tư nhân đang thổi một làn gió vào nền kinh tế. Cùng với các doanh nghiệp Nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân đã góp phần hoàn thiện hóa bức tranh kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục,… giúp nhà nước giảm thiểu gánh nặng về chất lượng và quy chuẩn chung của ngành.
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có hàng loạt doanh nhân tên tuổi vướng vòng lao lý như bà Trương Mỹ Lan, bà chủ Tập doàn Vạn Thịnh Phát, trước đó là ông Trịnh Văn Quyết, người sáng lập Tập doàn FLC, ông Đỗ Anh Dũng, ông chủ của Tập doàn Tân Hoàng Minh, hay ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á… Dù chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, song những vụ án này cũng gây rúng động dư luận, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, cho nền kinh tế. Bà suy nghĩ gì về những vụ việc đau lòng này?
Ngoài doanh nghiệp “mới toanh” Việt Á, ba doanh nhân lớn vừa bị khởi tố, bắt giữ vừa qua đều là ông, bà chủ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Với đặc thù hoạt động cũng như quy mô của các doanh nghiệp này, có thể nói, sai phạm của họ đã tác động tiêu cực đến cả loạt doanh nghiệp đối tác thuộc các lĩnh vực như: vật liệu, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm…
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lớn nhỏ cũng không nằm ngoài phạm vi tác động, từ nhà đầu tư lớn là các ngân hàng, các quỹ trong và ngoài nước đến các nhà đầu tư nhỏ đang mua cổ phiếu, trái phiếu của họ, thậm chí nhà đầu tư toàn thị trường cũng bị thiệt hại, cụ thể là thị trường chứng khoán liên tục suy giảm như chúng ta chứng kiến vừa qua.
Một thiệt hại khó có thể đo đếm khác, đó là sự suy giảm niềm tin của công chúng. Mặc dù các cơ quan quản lý có quy chế giám sát và đã lên tiếng trấn an, cam kết, song rõ ràng cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính có nhu cầu huy động vốn qua ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu cũng ít nhiều bị vạ lây. Điều này dẫn tới nguy cơ kéo chậm lại tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, vốn đang còn yếu ớt sau Covid-19.
Riêng lĩnh vực bất động sản, tôi không khỏi e ngại, nhiều dự án đã được phê duyệt, triển khai dở dang, nay càng khó hoạt động nhanh trở lại, gây lãng phí lớn tài nguyên đất đai và nguồn lực xã hội. Điều này sẽ lại dẫn đến nguy cơ đất đai tiếp tục khan hiếm, tăng giá, đẩy giá cả, lạm phát tăng theo.
Loạt sai phạm xảy ra trong lĩnh vực bất động sản vừa qua, theo bà là ngẫu nhiên hay là hệ quả của những bất cập trong cơ chế chính sách về dất đai cũng như trong quản lý, vận hành thị trường này vừa qua?
Trước khi bị phát hiện sai phạm, hoạt động của những doanh nghiệp, doanh nhân nói trên cũng đã khiến dư luận không ít nghi ngại. Và sau mỗi một doanh nhân bị bắt, dư luận lại xuất hiện một số đồn thổi tiêu cực về một số doanh nghiệp cùng lĩnh vực, cùng cách thức hoạt động, huy động vốn… Tôi cho rằng, doanh nghiệp nào cố ý lợi dụng kẽ hở của chính sách để trục lợi, cố tình vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Song sự chú ý của dư luận đối với một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như tôi vừa đề cập cũng có cơ sở do những bất cập từ thị trường bất động sản.
Có thể nói, thời gian qua, lĩnh vực giúp nhiều doanh nhân tích lũy tài sản lên nhanh chóng nhất là bất động sản. Cũng phải nói một điều, họ đều là những người rất thức thời, nắm bắt được cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khai thác thành công. Mặt khác, bất động sản phát triển mạnh mẽ cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, tác động lan tỏa đến một số khu vực kinh tế liên quan và đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển quá nóng và có phần méo mó của thị trường bất động sản cũng kéo theo một số hệ lụy, như: Giá nhà đất bị đẩy lên cao, tác động đến chi phí đầu vào mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội; Chính sách và quá trình thực thi giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai gây ra nhiều hệ lụy về xã hội như khiếu kiện kéo dài, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, các nhóm lợi ích câu kết, tham nhũng, trục lợi trên tài nguyên đất đai khiến nguồn lực của quốc gia bị bòn rút; lãnh đạo một số doanh nghiệp bị vướng vòng lao lý, kéo theo không ít cán bộ, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương…
Thực tiễn này mang đến cho chúng ta bài học gì, thưa bà?
Trước hết, với lĩnh vực bất động sản, tôi cho rằng, hệ thống chính sách của chúng ta đã có thiếu sót khi để nguồn lực “chảy” quá mạnh vào bất động sản mà chưa có sự điều hướng kịp thời, hiệu quả. Ngoài những hậu quả kể trên, thì còn dẫn đến hệ lụy là nguồn lực để đầu tư, phát triển các lĩnh vực cần thiết, bền vững như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục… vốn đã thiếu và yếu càng thêm hẹp lại.
Bài học nữa, đó là các cơ quan quản lý, cần nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu quả kiểm tra, giám sát, lắng nghe dư luận góp ý, phản biện để kịp thời phát hiện những bất thường, những dấu hiệu vi phạm, sai phạm ngay từ ban đầu, để ngăn ngừa, xử lý kịp thời. Nếu làm được như vậy thì kinh tế, xã hội sẽ không phải gánh chịu, không bị vạ lây bởi những vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, trải dài như những vụ việc vừa qua, trong đó điển hình là vụ án Việt Á.
Về phía các doanh nghiệp, tôi cho rằng, bài học xương máu cần rút ra là phải xác định rõ mục tiêu hoạt động, kinh doanh, bám sát vào tầm nhìn và sứ mệnh và những đóng góp cho xã hội trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng năng lực, thế mạnh của mình cũng như chuyển động của thị trường. Nhất định không “chạy theo” xu hướng đầu tư ăn xổi, đặc biệt là “ông nào” cũng gom mua miếng đất, vừa như tài sản dành dụm để thế chấp vay vốn ngân hàng khi cần, vừa chớp cơ hội ăn theo sức nóng của thị trường bất động sản. Bài học từ không ít doanh nghiệp có tên tuổi, đang “ăn nên làm ra” thì “nhảy vào” bất động sản và rồi trở thành thua lỗ, nợ nần, phá sản vẫn còn đó.
Từ bài học đến áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, theo bà chúng ta cần hành động ra sao?
Chúng ta phải thay đổi tư duy, biện pháp quản lý, vận hành thị trường đất đai. Trước hết, để hạn chế nguồn lực đổ vào thị trường bất động sản, cần điều hướng bằng các công cụ như dòng vốn, thuế, quy hoạch…
Theo đó, với dòng vốn, thời gian vừa qua, chúng ta đã có một số giải pháp như siết tín dụng đổ vào bất động sản. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta cần có định hướng để Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại xây dựng khung lãi suất cho vay vốn bất động sản theo hướng tăng (giữa các loại hình đầu tư, kinh doanh hay mua nhà để ở có thể khác nhau nhưng riêng đầu tư, đầu cơ phải chịu lãi suất cao).
Cùng đó, cần nhanh chóng nghiên cứu, áp dụng công cụ thuế với bất động sản trên nguyên tắc phải cao hơn thuế các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… tạo ra giá trị bền vững. Đặc biệt, Luật thuế Tài sản phải nhanh chóng hoàn thiện, thông qua vì đó chính là công cụ hạn chế đầu cơ.
Công tác quy hoạch cũng phải tuân thủ chặt chẽ, không thể có chuyện quy hoạch xong lại điều chỉnh quy hoạch như vừa qua.
Tương tự như vậy, chúng ta phải rà soát các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác để điều hướng nguồn lực bằng các công cụ vốn, thuế, nguồn lao động… theo thứ tự ưu tiên. Khi đó, các doanh nhân, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các lĩnh vực sản xuất mang lại giá trị bền vững và gia tăng cho nền kinh tế cũng như có lợi ích cho xã hội, cộng đồng. Và khi cơ hội kinh doanh những lĩnh vực siêu lợi nhuận như bất động sản hay “ăn xổi ở thì” kiểu Việt Á sẽ bị hạn chế, rủi ro cho doanh nhân cũng ít nhiều giảm xuống.
Về phía doanh nghiệp, để họ tuân thủ pháp luật, nâng cao giá trị đạo dức, văn hóa kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm xã hội, theo bà có cần điều chỉnh tiêu chí đánh giá họ từ cộng đồng?
Tôi cho rằng, mỗi doanh nhân khi bắt tay khởi nghiệp đều xuất phát từ mong muốn là giàu cho bản thân, từ đó góp phần phát triển quê hương, đất nước. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý là phải thiết lập một môi trường kinh doanh lành mạnh để doanh nghiệp không đi chệch “đường ray sứ mệnh” mà họ đã tự đặt ra.
Mới đây, VCCI cũng đã đưa ra bộ tiêu chí mới về đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp hội viên nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó xác định 6 tiêu chí lớn như: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.
Đây là bộ quy tắc để tất cả các doanh nghiệp cùng tuân thủ, và coi như một cam kết chung để đồng hành, cùng nhau hành động. Những quy tắc trên cũng là phẩm chất đạo đức cơ bản cần có của doanh nhân Việt Nam, được khuyến nghị thực hành rộng rãi trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp nước ta.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, để các doanh nghiệp có thể tuân thủ những tiêu chí này, cần có sự “chung tay” của cả cộng đồng. Trước hết, là sự gương mẫu tuân thủ của chính các cơ quản quản lý. Tôi lấy ví dụ, với tiêu chí liêm chính, doanh nghiệp khó có thể áp dụng, nếu những cán bộ lãnh đạo của các cơ quản lý không liêm chính. Nhiều doanh nghiệp tâm sự với chúng tôi, họ đâu muốn phải “phong bì lót tay” trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền, vì như thế vừa tốn chi phí, vừa vi phạm pháp luật. Nhưng thực tế nếu không làm thế, sẽ bị “ngâm hồ sơ”, bị làm khó dễ khiến mất thời gian, tiền bạc, chi phí cơ hội. Tương tự, doanh nghiệp công bằng, minh bạch thế nào nếu môi trường kinh doanh không minh bạch, không công bằng?...
Do vậy, tôi xin nhấn mạnh, để doanh nghiệp có thể kiếm tiền chân chính, phát triển lành mạnh, bền vững, cả hệ thống cùng phải chuyển động. Làm sao để khi một doanh nghiệp, doanh nhân “đi chệch đường ray”, dù chưa tới mức bị xử phạt hay xử lý hình sự, thì họ cũng phải tự cảm thấy xấu hổ. Đó chính khi doanh nhân đã thấm nhuần đạo đức, văn hóa kinh doanh.
Xin cảm ơn bà về những chia sẻ!
Từng gắn bó với cộng đồng doanh nghiệp với cương vị lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bà nhìn nhận như thế nào về sự phát triển, đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp nói chung và khối tư nhân nói riêng cho nền kinh tế, đặc biệt sau một khoảng thời gian dài lao đao vì dịch bệnh Covid-19 vừa qua?
Bất kể vừa phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy sự nỗ lực, kiên cường không ngừng nghỉ, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân. Sức sống bền bỉ ấy đã góp phần quan trọng giúp nền kinh tế nhanh chóng “hồi sức”, đạt được một số kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Hiện nay, theo thống kê, chúng ta có khoảng 900 nghìn doanh nghiệp tư nhân, 5,6 triệu hộ kinh doanh. Họ đang đóng góp khoảng 60% công việc cho người lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề cho xã hội. Doanh nghiệp tư nhân đã góp phần đa dạng hóa phương thức sản xuất và sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.
Với sự chủ động, sáng tạo của khối kinh tế tư nhân, Việt Nam dần hình thành mạng lưới ngành phong phú, phát triển ngang tầm với các nước khác về chất lượng, đóng góp chung vào tăng trưởng GDP.
Về xuất khẩu, ước tính khoảng 30% sản lượng xuất khẩu “trong tay” các doanh nghiệp tư nhân. Riêng đối với nông nghiệp, họ chiếm tới hơn 70% sản lượng xuất khẩu, góp sức đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, tạo điểm về cho nguồn cung lương thực an ninh lương thực.
Có thể nói, các doanh nghiệp tư nhân đang thổi một làn gió vào nền kinh tế. Cùng với các doanh nghiệp Nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân đã góp phần hoàn thiện hóa bức tranh kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục,… giúp nhà nước giảm thiểu gánh nặng về chất lượng và quy chuẩn chung của ngành.
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có hàng loạt doanh nhân tên tuổi vướng vòng lao lý như bà Trương Mỹ Lan, bà chủ Tập doàn Vạn Thịnh Phát, trước đó là ông Trịnh Văn Quyết, người sáng lập Tập doàn FLC, ông Đỗ Anh Dũng, ông chủ của Tập doàn Tân Hoàng Minh, hay ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á… Dù chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, song những vụ án này cũng gây rúng động dư luận, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, cho nền kinh tế. Bà suy nghĩ gì về những vụ việc đau lòng này?
Ngoài doanh nghiệp “mới toanh” Việt Á, ba doanh nhân lớn vừa bị khởi tố, bắt giữ vừa qua đều là ông, bà chủ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Với đặc thù hoạt động cũng như quy mô của các doanh nghiệp này, có thể nói, sai phạm của họ đã tác động tiêu cực đến cả loạt doanh nghiệp đối tác thuộc các lĩnh vực như: vật liệu, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm…
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lớn nhỏ cũng không nằm ngoài phạm vi tác động, từ nhà đầu tư lớn là các ngân hàng, các quỹ trong và ngoài nước đến các nhà đầu tư nhỏ đang mua cổ phiếu, trái phiếu của họ, thậm chí nhà đầu tư toàn thị trường cũng bị thiệt hại, cụ thể là thị trường chứng khoán liên tục suy giảm như chúng ta chứng kiến vừa qua.
Một thiệt hại khó có thể đo đếm khác, đó là sự suy giảm niềm tin của công chúng. Mặc dù các cơ quan quản lý có quy chế giám sát và đã lên tiếng trấn an, cam kết, song rõ ràng cộng đồng doanh nghiệp làm ăn chân chính có nhu cầu huy động vốn qua ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu cũng ít nhiều bị vạ lây.
Điều này dẫn tới nguy cơ kéo chậm lại tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, vốn đang còn yếu ớt sau Covid-19.
Riêng lĩnh vực bất động sản, tôi không khỏi e ngại, nhiều dự án đã được phê duyệt, triển khai dở dang, nay càng khó hoạt động nhanh trở lại, gây lãng phí lớn tài nguyên đất đai và nguồn lực xã hội. Điều này sẽ lại dẫn đến nguy cơ đất đai tiếp tục khan hiếm, tăng giá, đẩy giá cả, lạm phát tăng theo.
Loạt sai phạm xảy ra trong lĩnh vực bất động sản vừa qua, theo bà là ngẫu nhiên hay là hệ quả của những bất cập trong cơ chế chính sách về dất đai cũng như trong quản lý, vận hành thị trường này vừa qua?
Trước khi bị phát hiện sai phạm, hoạt động của những doanh nghiệp, doanh nhân nói trên cũng đã khiến dư luận không ít nghi ngại. Và sau mỗi một doanh nhân bị bắt, dư luận lại xuất hiện một số đồn thổi tiêu cực về một số doanh nghiệp cùng lĩnh vực, cùng cách thức hoạt động, huy động vốn… Tôi cho rằng, doanh nghiệp nào cố ý lợi dụng kẽ hở của chính sách để trục lợi, cố tình vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Song sự chú ý của dư luận đối với một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như tôi vừa đề cập cũng có cơ sở do những bất cập từ thị trường bất động sản.
Có thể nói, thời gian qua, lĩnh vực giúp nhiều doanh nhân tích lũy tài sản lên nhanh chóng nhất là bất động sản. Cũng phải nói một điều, họ đều là những người rất thức thời, nắm bắt được cơ hội kinh doanh hấp dẫn và khai thác thành công. Mặt khác, bất động sản phát triển mạnh mẽ cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, tác động lan tỏa đến một số khu vực kinh tế liên quan và đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển quá nóng và có phần méo mó của thị trường bất động sản cũng kéo theo một số hệ lụy, như: Giá nhà đất bị đẩy lên cao, tác động đến chi phí đầu vào mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội; Chính sách và quá trình thực thi giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai gây ra nhiều hệ lụy về xã hội như khiếu kiện kéo dài, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, các nhóm lợi ích câu kết, tham nhũng, trục lợi trên tài nguyên đất đai khiến nguồn lực của quốc gia bị bòn rút; lãnh đạo một số doanh nghiệp bị vướng vòng lao lý, kéo theo không ít cán bộ, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương…
Thực tiễn này mang đến cho chúng ta bài học gì, thưa bà?
Trước hết, với lĩnh vực bất động sản, tôi cho rằng, hệ thống chính sách của chúng ta đã có thiếu sót khi để nguồn lực “chảy” quá mạnh vào bất động sản mà chưa có sự điều hướng kịp thời, hiệu quả. Ngoài những hậu quả kể trên, thì còn dẫn đến hệ lụy là nguồn lực để đầu tư, phát triển các lĩnh vực cần thiết, bền vững như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục… vốn đã thiếu và yếu càng thêm hẹp lại.
Bài học nữa, đó là các cơ quan quản lý, cần nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu quả kiểm tra, giám sát, lắng nghe dư luận góp ý, phản biện để kịp thời phát hiện những bất thường, những dấu hiệu vi phạm, sai phạm ngay từ ban đầu, để ngăn ngừa, xử lý kịp thời. Nếu làm được như vậy thì kinh tế, xã hội sẽ không phải gánh chịu, không bị vạ lây bởi những vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, trải dài như những vụ việc vừa qua, trong đó điển hình là vụ án Việt Á.
Về phía các doanh nghiệp, tôi cho rằng, bài học xương máu cần rút ra là phải xác định rõ mục tiêu hoạt động, kinh doanh, bám sát vào tầm nhìn và sứ mệnh và những đóng góp cho xã hội trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng năng lực, thế mạnh của mình cũng như chuyển động của thị trường. Nhất định không “chạy theo” xu hướng đầu tư ăn xổi, đặc biệt là “ông nào” cũng gom mua miếng đất, vừa như tài sản dành dụm để thế chấp vay vốn ngân hàng khi cần, vừa chớp cơ hội ăn theo sức nóng của thị trường bất động sản. Bài học từ không ít doanh nghiệp có tên tuổi, đang “ăn nên làm ra” thì “nhảy vào” bất động sản và rồi trở thành thua lỗ, nợ nần, phá sản vẫn còn đó.
Từ bài học đến áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, theo bà chúng ta cần hành động ra sao?
Chúng ta phải thay đổi tư duy, biện pháp quản lý, vận hành thị trường đất đai. Trước hết, để hạn chế nguồn lực đổ vào thị trường bất động sản, cần điều hướng bằng các công cụ như dòng vốn, thuế, quy hoạch…
Theo đó, với dòng vốn, thời gian vừa qua, chúng ta đã có một số giải pháp như siết tín dụng đổ vào bất động sản. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta cần có định hướng để Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại xây dựng khung lãi suất cho vay vốn bất động sản theo hướng tăng (giữa các loại hình đầu tư, kinh doanh hay mua nhà để ở có thể khác nhau nhưng riêng đầu tư, đầu cơ phải chịu lãi suất cao).
Cùng đó, cần nhanh chóng nghiên cứu, áp dụng công cụ thuế với bất động sản trên nguyên tắc phải cao hơn thuế các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… tạo ra giá trị bền vững. Đặc biệt, Luật thuế Tài sản phải nhanh chóng hoàn thiện, thông qua vì đó chính là công cụ hạn chế đầu cơ.
Công tác quy hoạch cũng phải tuân thủ chặt chẽ, không thể có chuyện quy hoạch xong lại điều chỉnh quy hoạch như vừa qua.
Tương tự như vậy, chúng ta phải rà soát các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác để điều hướng nguồn lực bằng các công cụ vốn, thuế, nguồn lao động… theo thứ tự ưu tiên. Khi đó, các doanh nhân, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các lĩnh vực sản xuất mang lại giá trị bền vững và gia tăng cho nền kinh tế cũng như có lợi ích cho xã hội, cộng đồng. Và khi cơ hội kinh doanh những lĩnh vực siêu lợi nhuận như bất động sản hay “ăn xổi ở thì” kiểu Việt Á sẽ bị hạn chế, rủi ro cho doanh nhân cũng ít nhiều giảm xuống.
Về phía doanh nghiệp, để họ tuân thủ pháp luật, nâng cao giá trị đạo dức, văn hóa kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm xã hội, theo bà có cần điều chỉnh tiêu chí đánh giá họ từ cộng đồng?
Tôi cho rằng, mỗi doanh nhân khi bắt tay khởi nghiệp đều xuất phát từ mong muốn là giàu cho bản thân, từ đó góp phần phát triển quê hương, đất nước. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý là phải thiết lập một môi trường kinh doanh lành mạnh để doanh nghiệp không đi chệch “đường ray sứ mệnh” mà họ đã tự đặt ra.
Mới đây, VCCI cũng đã đưa ra bộ tiêu chí mới về đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp hội viên nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó xác định 6 tiêu chí lớn như: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.
Đây là bộ quy tắc để tất cả các doanh nghiệp cùng tuân thủ, và coi như một cam kết chung để đồng hành, cùng nhau hành động. Những quy tắc trên cũng là phẩm chất đạo đức cơ bản cần có của doanh nhân Việt Nam, được khuyến nghị thực hành rộng rãi trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp nước ta.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, để các doanh nghiệp có thể tuân thủ những tiêu chí này, cần có sự “chung tay” của cả cộng đồng. Trước hết, là sự gương mẫu tuân thủ của chính các cơ quản quản lý. Tôi lấy ví dụ, với tiêu chí liêm chính, doanh nghiệp khó có thể áp dụng, nếu những cán bộ lãnh đạo của các cơ quản lý không liêm chính. Nhiều doanh nghiệp tâm sự với chúng tôi, họ đâu muốn phải “phong bì lót tay” trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền, vì như thế vừa tốn chi phí, vừa vi phạm pháp luật. Nhưng thực tế nếu không làm thế, sẽ bị “ngâm hồ sơ”, bị làm khó dễ khiến mất thời gian, tiền bạc, chi phí cơ hội. Tương tự, doanh nghiệp công bằng, minh bạch thế nào nếu môi trường kinh doanh không minh bạch, không công bằng?...
Do vậy, tôi xin nhấn mạnh, để doanh nghiệp có thể kiếm tiền chân chính, phát triển lành mạnh, bền vững, cả hệ thống cùng phải chuyển động. Làm sao để khi một doanh nghiệp, doanh nhân “đi chệch đường ray”, dù chưa tới mức bị xử phạt hay xử lý hình sự, thì họ cũng phải tự cảm thấy xấu hổ. Đó chính khi doanh nhân đã thấm nhuần đạo đức, văn hóa kinh doanh.
Xin cảm ơn bà về những chia sẻ!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận