Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, lần đầu tiên một tuyến cao tốc chạy dọc đất nước đang được đầu tư xây dựng. Khát vọng có 5.000km cao tốc vào năm 2030 mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra đang ngày đêm được những người thợ, kỹ sư ngành GTVT hiện thực hóa, hình hài con đường cao tốc đang dần hiện hữu. Trong nhiều ngày các phóng viên Báo Giao thông “ba cùng” với những “phu đường” trên đại công trường từ Bắc đến Nam, tiếng máy rộn rã ngày đêm. Chúng tôi cảm nhận thật rõ nét, mỗi kilômét đường được làm nên không chỉ có mồ hôi, nước mắt mà còn là sự cống hiến của tuổi trẻ, sự cất giấu của hạnh phúc cá nhân của hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động ngành GTVT…
Những ngày giữa tháng 5/2022, trong cái nắng nóng oi nồng “đặc sản” đầu mùa của miền Bắc, nhóm PV chúng tôi nhận chỉ đạo của Ban Biên tập thực hiện loạt bài ghi nhận về đời sống cán bộ, công nhân người lao động trên “đại công trường” tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Xách ba lô lên đường với chỉ thị: “Không tìm được góc nhìn mới, câu chuyện hay về người thật, việc thật, các anh đừng về”, chúng tôi hiểu rằng đây là nhiệm vụ, song cũng là cơ hội để hòa mình với cuộc sống của những “phu đường” thời đại mới - những người mà lâu nay gần như bị lãng quên bởi những phát triển như vũ bão của máy móc, khoa học công nghệ cao.
Từ trung tâm Thủ đô, sau hơn 2 giờ di chuyển trên xe khách tới Dốc Xây (Thanh Hóa), thêm 10 phút men theo lối tắt dẫn vào địa phận thi công dự án thành phần Mai Sơn - QL45, hiện lên trước mắt chúng tôi là một tuyến đường thẳng tắp đã nên hình hài, không còn là đồng không mông quạnh, núi rừng rậm rạp như thời điểm hai năm trước đó.
Trước mắt chúng tôi là đoàn xe lu dài tít tắp nối đuôi nhau lèn lớp đỉnh cấp phối đá dăm. Xe nào xe đấy vận hành như được lập trình trước, tiến tiến, lui lui như mắc cửi.
Kỹ sư Trần Văn Tuyến, giám sát kỹ thuật gói thầu (Km 274 - Km 287+760) chia sẻ, giai đoạn hoàn thiện cũng là thời điểm vất vả nhất của người vận hành máy lu.
“Áp lực đến nỗi có những ông lái lu ngồi nhiều, đau lưng, nhảy xuống vặn mình cho đỡ mỏi nhưng bất chợt nhìn thấy kỹ sư giám sát đến lại nhảy lên.
Chẳng đành lòng, mình lại đến nói người ta cứ yên tâm nghỉ chốc lát rồi tiếp tục công việc”, kỹ sư Tuyến kể.
17h00 ngày 16/5, tranh thủ 15 phút nghỉ cho dầu máy nguội trước khi tiếp tục công việc, anh Đinh Duy Hội (SN 1977, quê ở Hà Nam) công nhân lái lu của nhà thầu Xuân Trường gây ấn tượng mạnh với người đối diện bằng nước da đen nhẻm, hai lỗ tai bịt kín bằng bông gòn bước xuống xe.
Chẳng chờ PV mở lời, anh Hội nhanh nhảu giải thích: “Đây là biện pháp giảm tiếng ồn khi lái lu. Nếu không bịt, tai sẽ bị ù, lúc xuống máy người bên cạnh nói chuyện có khi mãi mới nghe thấy”.
“Không chỉ là nặng tai, ông nào lái lu lâu năm và ngồi rền trên xe lu ở công trường này còn mắc nhiều chứng bệnh khác, nhẹ thì đau vai gáy, nặng thì bệnh thận, thoái hóa cột sống. Đây đều là bệnh đặc hữu của nghề lái lu hay còn được ví von với cái tên mỹ miều là kỹ sư vận hành “máy đè đất”.
Lộ ra thì ngại nhưng dấu hiệu của công nhân lái lu còn là mông thâm do ngồi quá nhiều. Vậy nên mới có câu chuyện chúng tôi hay đùa nhau, giả như mình có vào “lầu xanh”, chẳng cần nói người ta cũng biết làm nghề gì”, anh Hội vừa nói, vừa tủm tỉm cười.
Tếu táo mua vui trên công trường, song, khi nhắc đến áp lực công việc, người công nhân Đinh Duy Hội chỉ nói đến hai từ: “Khốc liệt”.
Trong bối cảnh tiến độ đang đẩy lên từng ngày, mỗi máy lu được bố trí hai người, mỗi người làm 8 tiếng, cứ 4 tiếng thay nhau một lần làm từ 7h - 23h.
Song, có trường hợp một người bị ốm hoặc xin nghỉ phép, người còn lại phải ngồi trên xe lu hơn 10 tiếng, thậm chí là 15 tiếng đồng hồ.
“Thời gian làm việc kéo dài, anh em chẳng còn thời giờ làm việc khác. Về lán sau một ngày cứ lên xe là rung lắc, việc đầu tiên là ăn uống, tiếp đến là cầm chiếc điện thoại ngó qua thông tin thời sự rồi mắc màn đi ngủ. Nhiều khi ngồi tranh thủ với nhau chén trà cũng khó”, anh Hội tâm sự.
Làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, xa nhà biền biệt, song, trước câu hỏi của PV: “Đã có lúc nào anh nghĩ đến chuyện rời bỏ dự án cao tốc Bắc - Nam tìm công việc khác ít rủi ro hơn?”.
Sau ít giây đưa mắt né tránh câu hỏi, người đàn ông thổ lộ: “Chẳng ai muốn công việc vất vả, nắng gió như này nhưng ở nhà, hai con trai đang tuổi ăn học, cháu lớn học lớp 12, cháu nhỏ lên lớp 7, vợ sau một vụ tai nạn cũng không làm gì hơn ngoài mấy sào ruộng.
Mình là lao động chính, đi làm kiếm hơn 10 triệu đồng/tháng, không nhiều nhưng đủ trang trải cho cuộc sống gia đình”.
“Cao tốc Bắc - Nam cũng là công trình lớn của đất nước, bản thân mình muốn tham gia, muốn gắn bó để rồi sau có dịp, cả gia đình đi trên con đường này, mình sẽ tự hào mà kể với các con về những cống hiến của bố nó trong những ngày xa nhà biền biệt”, anh Hội nói thêm.
Thời gian gắn bó với chiếc xe lu không chỉ khiến những người đàn ông xa cách gia đình mà một số người khác còn chẳng thể tìm “bến đỗ”.
Câu chuyện về người đàn ông tên Trung (SN 1970, ở xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) “kén vợ” râm ran lán trại công nhân của doanh nghiệp Xuân Trường tại dự án thành phần Mai Sơn - QL45 là một ví dụ.
Tìm gặp anh Trung để hiểu hơn về câu chuyện này, anh chẳng ngần ngại chia sẻ: “Lâu nay, họ hàng giới thiệu người yêu nhưng họ toàn chạy vì không ưa cái nghề sớm tối trên công trường.
Mình thì suốt ngày đi làm, thời gian đâu mà hỏi vợ. 10 năm làm nghề, ngồi trên xe lu từ sáng đến tối, “súng ống” cũng hỏng hết, hỏng thận, đau lưng nên mỗi lúc thêm ngại việc tìm ý chung nhân”.
Thế điều anh tâm tư nhất bây giờ là gì? “Là không phải đi tán để cưới vợ. Ở nhà mẹ mất rồi, bố đã ngoài tuổi 80, chưa tìm được vợ, lâu nay cũng chưa dám về vì cứ về là bố đuổi rồi trách. Nhà có 5 anh em trai, các em nó đã lên ông gần hết, mình vẫn “trơ củ kiệu”, anh Trung thổ lộ.
Chúng tôi tìm hiểu, không chỉ riêng anh Trung mà trong biệt đội lái lu 30 người của nhà thầu còn có cả chục người khác vượt ngưỡng 30 tuổi, thậm chí trên 50 vẫn chưa thể tìm người tâm đầu ý hợp.
Khi được hỏi lý do chưa lập gia đình, các anh đều né tránh bằng những câu bông đùa tếu táo để né tránh, nhưng nhìn trong mắt đều đượm buồn có câu trả lời chung là: “Nghề phu đường vất vả, ngày đêm, sớm tối bám công trường ai muốn lấy mà đi hỏi vợ”.
Nhắc câu chuyện về “biệt đội” lái lu, ấn tượng của ông Đàm Đức Ngọc, Chỉ huy trưởng tại gói thầu XL10 là sự nhạy bén của những người làm lu lâu năm tại dự án cao tốc Bắc - Nam.
22h ngày 16/5, trực tiếp dẫn PV “mục sở thị” công tác thi công lu nèn tại Km 284+700 dự án Mai Sơn - QL45, vị chỉ huy trưởng chia sẻ, người làm đường lâu năm chỉ cần nghe âm thanh của tiếng lu là biết chất lượng thi công thế nào.
“Ở công trường nhiều, nếu nghe tiếng bịch bịch khi nền chắc sẽ khác, khi chất lượng lu lèn chưa đạt sẽ có tiếng “công công”.
Kỹ sư giám sát kỹ thuật và thợ lái lu ở công trường Bắc - Nam nói riêng đều rất hiểu điều này nên quá trình thi công, nếu tuyến tiếng lu tương đối đạt, anh em sẽ di chuyển máy ra vị trí khác, chất lượng tuyệt đối sẽ được thí nghiệm kiểm tra vào ngày hôm sau”, ông Ngọc nói.
Hiểu được cái khó, cái khổ của “biệt đội lu”, nhất là những người phải điều khiển chiếc xe có giảm chấn kém chất lượng, nguy cơ thoái hóa cột sống cao hơn những công nhân khác, song, theo ông Đàm Đức Ngọc, để đảm bảo chất lượng tuyến cao tốc kỷ cương, kỷ luật đối với đội ngũ lái xe lu siết rất chặt.
“Đơn cử, trường hợp một máy lu không rung hoặc vận hành sai quy trình, Ban điều hành công trường sẽ nhắc nhở người lái ngay trên công trường, lần thứ 2 gọi vào phòng quán triệt, lần thứ 3 là phạt, thu vào quỹ của công trường.
Đến cuối năm, những người không tái phạm, ban điều hành sẽ trả lại khoản tiền phạt ấy. Đối với trường hợp tái phạm thì thu hồi chuyển vào tiền liên hoan cuối năm của công trường”, ông Ngọc nói.
23h15 ngày 16/5, tiếng máy móc trên công địa tạm kết thúc một ngày làm việc, đêm ở lán công nhân càng thêm hiu hắt, 5 - 6 công nhân lái lu bình lặng trở về lán trại, người xuống bếp tranh thủ làm bát mỳ úp vội, người thì vội vàng tắm giặt rồi lập tức lên phản ngả lưng.
Thời tiết trái mùa, căn phòng quây tôn tạm bợ khoảng 25m2 ngổn ngang vật dụng, quần áo rợp mối bay vào. Song, những người công nhân dường như chẳng quan tâm sự quấy nhiễu của đám côn trùng, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, chuẩn bị tinh thần cho một ngày làm việc mới.
Những ngày giữa tháng 5/2022, trong cái nắng nóng oi nồng “đặc sản” đầu mùa của miền Bắc, nhóm PV chúng tôi nhận chỉ đạo của Ban Biên tập thực hiện loạt bài ghi nhận về đời sống cán bộ, công nhân người lao động trên “đại công trường” tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Xách ba lô lên đường với chỉ thị: “Không tìm được góc nhìn mới, câu chuyện hay về người thật, việc thật, các anh đừng về”, chúng tôi hiểu rằng đây là nhiệm vụ, song cũng là cơ hội để hòa mình với cuộc sống của những “phu đường” thời đại mới - những người mà lâu nay gần như bị lãng quên bởi những phát triển như vũ bão của máy móc, khoa học công nghệ cao.
Từ trung tâm Thủ đô, sau hơn 2 giờ di chuyển trên xe khách tới Dốc Xây (Thanh Hóa), thêm 10 phút men theo lối tắt dẫn vào địa phận thi công dự án thành phần Mai Sơn - QL45, hiện lên trước mắt chúng tôi là một tuyến đường thẳng tắp đã nên hình hài, không còn là đồng không mông quạnh, núi rừng rậm rạp như thời điểm hai năm trước đó.
Trước mắt chúng tôi là đoàn xe lu dài tít tắp nối đuôi nhau lèn lớp đỉnh cấp phối đá dăm. Xe nào xe đấy vận hành như được lập trình trước, tiến tiến, lui lui như mắc cửi.
Kỹ sư Trần Văn Tuyến, giám sát kỹ thuật gói thầu (Km 274 - Km 287+760) chia sẻ, giai đoạn hoàn thiện cũng là thời điểm vất vả nhất của người vận hành máy lu.
“Áp lực đến nỗi có những ông lái lu ngồi nhiều, đau lưng, nhảy xuống vặn mình cho đỡ mỏi nhưng bất chợt nhìn thấy kỹ sư giám sát đến lại nhảy lên. Chẳng đành lòng, mình lại đến nói người ta cứ yên tâm nghỉ chốc lát rồi tiếp tục công việc”, kỹ sư Tuyến kể.
17h00 ngày 16/5, tranh thủ 15 phút nghỉ cho dầu máy nguội trước khi tiếp tục công việc, anh Đinh Duy Hội (SN 1977, quê ở Hà Nam) công nhân lái lu của nhà thầu Xuân Trường gây ấn tượng mạnh với người đối diện bằng nước da đen nhẻm, hai lỗ tai bịt kín bằng bông gòn bước xuống xe.
Chẳng chờ PV mở lời, anh Hội nhanh nhảu giải thích: “Đây là biện pháp giảm tiếng ồn khi lái lu. Nếu không bịt, tai sẽ bị ù, lúc xuống máy người bên cạnh nói chuyện có khi mãi mới nghe thấy”.
“Không chỉ là nặng tai, ông nào lái lu lâu năm và ngồi rền trên xe lu ở công trường này còn mắc nhiều chứng bệnh khác, nhẹ thì đau vai gáy, nặng thì bệnh thận, thoái hóa cột sống. Đây đều là bệnh đặc hữu của nghề lái lu hay còn được ví von với cái tên mỹ miều là kỹ sư vận hành “máy đè đất”.
Lộ ra thì ngại nhưng dấu hiệu của công nhân lái lu còn là mông thâm do ngồi quá nhiều. Vậy nên mới có câu chuyện chúng tôi hay đùa nhau, giả như mình có vào “lầu xanh”, chẳng cần nói người ta cũng biết làm nghề gì”, anh Hội vừa nói, vừa tủm tỉm cười.
Tếu táo mua vui trên công trường, song, khi nhắc đến áp lực công việc, người công nhân Đinh Duy Hội chỉ nói đến hai từ: “Khốc liệt”.
Trong bối cảnh tiến độ đang đẩy lên từng ngày, mỗi máy lu được bố trí hai người, mỗi người làm 8 tiếng, cứ 4 tiếng thay nhau một lần làm từ 7h - 23h.
Song, có trường hợp một người bị ốm hoặc xin nghỉ phép, người còn lại phải ngồi trên xe lu hơn 10 tiếng, thậm chí là 15 tiếng đồng hồ.
“Thời gian làm việc kéo dài, anh em chẳng còn thời giờ làm việc khác. Về lán sau một ngày cứ lên xe là rung lắc, việc đầu tiên là ăn uống, tiếp đến là cầm chiếc điện thoại ngó qua thông tin thời sự rồi mắc màn đi ngủ. Nhiều khi ngồi tranh thủ với nhau chén trà cũng khó”, anh Hội tâm sự.
Làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, xa nhà biền biệt, song, trước câu hỏi của PV: “Đã có lúc nào anh nghĩ đến chuyện rời bỏ dự án cao tốc Bắc - Nam tìm công việc khác ít rủi ro hơn?”.
Sau ít giây đưa mắt né tránh câu hỏi, người đàn ông thổ lộ: “Chẳng ai muốn công việc vất vả, nắng gió như này nhưng ở nhà, hai con trai đang tuổi ăn học, cháu lớn học lớp 12, cháu nhỏ lên lớp 7, vợ sau một vụ tai nạn cũng không làm gì hơn ngoài mấy sào ruộng.
Mình là lao động chính, đi làm kiếm hơn 10 triệu đồng/tháng, không nhiều nhưng đủ trang trải cho cuộc sống gia đình”.
“Cao tốc Bắc - Nam cũng là công trình lớn của đất nước, bản thân mình muốn tham gia, muốn gắn bó để rồi sau có dịp, cả gia đình đi trên con đường này, mình sẽ tự hào mà kể với các con về những cống hiến của bố nó trong những ngày xa nhà biền biệt”, anh Hội nói thêm.
Thời gian gắn bó với chiếc xe lu không chỉ khiến những người đàn ông xa cách gia đình mà một số người khác còn chẳng thể tìm “bến đỗ”.
Câu chuyện về người đàn ông tên Trung (SN 1970, ở xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) “kén vợ” râm ran lán trại công nhân của doanh nghiệp Xuân Trường tại dự án thành phần Mai Sơn - QL45 là một ví dụ.
Tìm gặp anh Trung để hiểu hơn về câu chuyện này, anh chẳng ngần ngại chia sẻ: “Lâu nay, họ hàng giới thiệu người yêu nhưng họ toàn chạy vì không ưa cái nghề sớm tối trên công trường.
Mình thì suốt ngày đi làm, thời gian đâu mà hỏi vợ. 10 năm làm nghề, ngồi trên xe lu từ sáng đến tối, “súng ống” cũng hỏng hết, hỏng thận, đau lưng nên mỗi lúc thêm ngại việc tìm ý chung nhân”.
Thế điều anh tâm tư nhất bây giờ là gì? “Là không phải đi tán để cưới vợ. Ở nhà mẹ mất rồi, bố đã ngoài tuổi 80, chưa tìm được vợ, lâu nay cũng chưa dám về vì cứ về là bố đuổi rồi trách. Nhà có 5 anh em trai, các em nó đã lên ông gần hết, mình vẫn “trơ củ kiệu”, anh Trung thổ lộ.
Chúng tôi tìm hiểu, không chỉ riêng anh Trung mà trong biệt đội lái lu 30 người của nhà thầu còn có cả chục người khác vượt ngưỡng 30 tuổi, thậm chí trên 50 vẫn chưa thể tìm người tâm đầu ý hợp.
Khi được hỏi lý do chưa lập gia đình, các anh đều né tránh bằng những câu bông đùa tếu táo để né tránh, nhưng nhìn trong mắt đều đượm buồn có câu trả lời chung là: “Nghề phu đường vất vả, ngày đêm, sớm tối bám công trường ai muốn lấy mà đi hỏi vợ”.
Nhắc câu chuyện về “biệt đội” lái lu, ấn tượng của ông Đàm Đức Ngọc, Chỉ huy trưởng tại gói thầu XL10 là sự nhạy bén của những người làm lu lâu năm tại dự án cao tốc Bắc - Nam.
22h ngày 16/5, trực tiếp dẫn PV “mục sở thị” công tác thi công lu nèn tại Km 284+700 dự án Mai Sơn - QL45, vị chỉ huy trưởng chia sẻ, người làm đường lâu năm chỉ cần nghe âm thanh của tiếng lu là biết chất lượng thi công thế nào.
“Ở công trường nhiều, nếu nghe tiếng bịch bịch khi nền chắc sẽ khác, khi chất lượng lu lèn chưa đạt sẽ có tiếng “công công”.
Kỹ sư giám sát kỹ thuật và thợ lái lu ở công trường Bắc - Nam nói riêng đều rất hiểu điều này nên quá trình thi công, nếu tuyến tiếng lu tương đối đạt, anh em sẽ di chuyển máy ra vị trí khác, chất lượng tuyệt đối sẽ được thí nghiệm kiểm tra vào ngày hôm sau”, ông Ngọc nói.
Hiểu được cái khó, cái khổ của “biệt đội lu”, nhất là những người phải điều khiển chiếc xe có giảm chấn kém chất lượng, nguy cơ thoái hóa cột sống cao hơn những công nhân khác, song, theo ông Đàm Đức Ngọc, để đảm bảo chất lượng tuyến cao tốc kỷ cương, kỷ luật đối với đội ngũ lái xe lu siết rất chặt.
“Đơn cử, trường hợp một máy lu không rung hoặc vận hành sai quy trình, Ban điều hành công trường sẽ nhắc nhở người lái ngay trên công trường, lần thứ 2 gọi vào phòng quán triệt, lần thứ 3 là phạt, thu vào quỹ của công trường.
Đến cuối năm, những người không tái phạm, ban điều hành sẽ trả lại khoản tiền phạt ấy. Đối với trường hợp tái phạm thì thu hồi chuyển vào tiền liên hoan cuối năm của công trường”, ông Ngọc nói.
23h15 ngày 16/5, tiếng máy móc trên công địa tạm kết thúc một ngày làm việc, đêm ở lán công nhân càng thêm hiu hắt, 5 - 6 công nhân lái lu bình lặng trở về lán trại, người xuống bếp tranh thủ làm bát mỳ úp vội, người thì vội vàng tắm giặt rồi lập tức lên phản ngả lưng.
Thời tiết trái mùa, căn phòng quây tôn tạm bợ khoảng 25m2 ngổn ngang vật dụng, quần áo rợp mối bay vào. Song, những người công nhân dường như chẳng quan tâm sự quấy nhiễu của đám côn trùng, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, chuẩn bị tinh thần cho một ngày làm việc mới.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận