Trò chuyện với phóng viên, Tiến sỹ, bác sỹ Đồng Ngọc Quang không muốn nói về mình nhưng lại cực kỳ hào hứng khi trao đổi về nghề nghiệp. Chúng tôi dành tặng bạn đọc Báo Giao thông cuộc trao đổi với tiến sỹ trẻ hiếm có của ngành răng hàm mặt Việt Nam nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Được biết, anh đã tham gia xử lý thành công nhiều ca phẫu thuật cực khó về răng hàm mặt. Cơ duyên nào đã khiến anh quyết tâm theo đuổi con đường không dễ dàng này?
Thực ra, từ khi học cấp 2, tôi chưa bao giờ nghĩ mình theo ngành y dù cả bố mẹ đều công tác trong ngành. Nhưng sau khi một người trong gia đình bị TNGT được bác sĩ cứu chữa thành công, tôi đã thay đổi.
Ngành Răng hàm mặt có nhiều chuyên khoa nhỏ, nhưng tôi thích phẫu thuật nhất. Mỗi khi hoàn thành một ca mổ hay khi bệnh nhân khỏi bệnh, tôi thấy thật hạnh phúc.
Đã chọn ngành y là xác định luôn mang trên vai một giao kèo về trách nhiệm với bệnh nhân.
Hẳn đã có nhiều ca phẫu thuật khiến anh cảm thấy yêu và gắn bó hơn với nghề?
Trong số những ca mổ tôi từng thực hiện, có 2 trường hợp tôi nhớ mãi.
Đầu tiên là một bệnh nhân khuyết hổng sọ mặt. Bệnh nhân này bị TNGT trước khi vào viện 7 tháng, đã được mổ lấy đi một phần xương sọ nhưng phần xương gò má và ổ mắt hoàn toàn chưa được điều trị gì.
Bệnh nhân đến với nửa mặt bên trái biến dạng, phần đầu bên trái bị lõm do mất xương, phần gò má trái bị lõm bẹt, mắt trái bị sa xuống dưới và lõm vào trong. Thường chấn thương ở xương mặt, nếu được điều trị sớm sẽ dễ hơn so với để muộn. Nhưng bệnh nhân đã để 6 tháng, xương không còn như lúc đầu, nên ca này thực sự khó.
Nhờ sự khuyến khích và chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện cùng sự phối hợp của các đồng nghiệp gây mê hồi sức và phẫu thuật thần kinh, chúng tôi đã tiến hành tái tạo được phần xương bị khuyết hổng. Đồng thời, khắc phục được tình trạng biến dạng khuôn mặt của bệnh nhân.
Tại Việt Nam, tái tạo khuyết hổng xương sọ là một phẫu thuật không khó và đã được tiến hành thường xuyên. Nhưng tái tạo khuyết hổng xương sọ kết hợp xương mặt thì rất ít được thực hiện. Các bệnh nhân như thế này thường phải tiến hành phẫu thuật 2 lần, dẫn đến kết quả không được mỹ mãn do thiếu sự trao đổi giữa các chuyên khoa. Chưa kể phải hứng chịu nguy cơ từ việc phẫu thuật nhiều lần. Bệnh nhân này, tôi còn nhớ, đã rất hài lòng với kết quả ca mổ. Và tất nhiên, chúng tôi những người điều trị còn vui mừng hơn.
Trường hợp thứ hai là một bệnh nhân rất mặc cảm vì xương hàm dưới kém phát triển và lùi ra sau. Thậm chí, bệnh nhân tự ti khi phải giao tiếp, ra ngoài làm việc. Tôi là người tiếp nhận, tư vấn và chăm sóc bệnh nhân từ lúc tới khám tới suốt quá trình điều trị. Sau khi cuộc phẫu thuật thành công, bệnh nhân bất ngờ với diện mạo mới của mình và trở nên tự tin hơn.
Sau mỗi lần như thế, tôi tự hào hơn với công việc của mình. Niềm vui của bệnh nhân không bao giờ tách rời niềm vui của người thầy thuốc.
Thành công thì hạnh phúc nhưng thất bại thì sao, thưa bác sỹ?
Mỗi ca phẫu thuật luôn là một thử thách dù mình đã làm nghề bao lâu chăng nữa. Chuyên ngành của tôi là phẫu thuật nên cần sự giao thoa giữa bác sĩ hàm mặt và bác sĩ đa khoa.
Thông thường, bác sĩ ở chuyên khoa thuộc răng hàm mặt khác ít khi phải đối diện với sự sống/ chết và tình huống khẩn cấp, nhưng chuyên ngành này hay phải tiếp xúc với nhiều trường hợp bị tai nạn, điển hình là TNGT.
Do đó, thái độ và cách làm việc của chúng tôi phải khẩn trương, kiến thức tổng quát nhiều hơn.
Không phải ca mổ nào cũng có thể thành công như mong đợi nhưng quan trọng là mình đã làm hết trách nhiệm và làm những gì đúng nhất, tốt nhất cho bệnh nhân.
Anh nhận định thế nào về tình trạng chấn thương do tai nạn giao thông tại Việt Nam trong những năm gần đây?
Có lẽ tôi sẽ khó đưa ra được con số thông kê cụ thể, nhưng về mức độ, tôi thấy ở ta nặng hơn so với bên Nhật – nơi tôi từng du học. Tôi nghĩ, một phần do ở Việt Nam người dân đi xe máy nhiều. Đó là phương tiện mà người tham gia giao thông ít được bảo vệ hơn so với đi ô tô hay tàu điện. Bởi thế, các ca bệnh thường có kết quả điều trị cũng không được mỹ mãn so với nước ngoài. Tuy nhiên, đó là lý do khách quan chứ không phải câu chuyện trình độ các bác sĩ ở ta.
Việc điều trị những chấn thương này do tai nạn giao thông rất phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém. Một số trường hợp còn để lại di chứng kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ như giảm khả năng ăn nhai, biến dạng khuôn mặt.
Bởi thế, tôi mong mọi người có ý thức khi tham gia giao thông để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
Nói về trình độ, anh nhận thấy trình độ bác sĩ và trang thiết bị của ta so với thế giới ra sao?
Xét về phương diện ứng dụng công nghệ, Việt Nam không thua kém gì so với thế giới. Chúng ta có đủ các trang thiết bị cốt lõi để phục vụ công tác khám chữa bệnh theo chuẩn quốc tế, những máy móc vật tư cao cấp hơn cũng sẵn có và có thể được mua sắm trang bị nếu có yêu cầu và năng lực tài chính.
Còn về phương diện trình độ, theo nhận định chủ quan của tôi, chúng ta ngày càng có nhiều bác sĩ có năng lực. Tuy nhiên, tỷ lệ bác sĩ giỏi vẫn thấp và chưa đồng đều. Chúng ta cần học hỏi liên tục để theo kịp bạn bè quốc tế.
Kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt ở Việt Nam có những tiến bộ như thế nào và người bệnh có hy vọng gì, thưa anh?
Gần đây, nhờ sự cập nhật kiến thức thường xuyên với thế giới, chúng ta đã triển khai được nhiều công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Đầu tiên là ứng dụng công nghệ lập kế hoạch điều trị có máy tính hỗ trợ và in 3D trong phẫu thuật hàm mặt.
Với công nghệ này, các tổn thương của bệnh nhân có thể được nhìn rõ trên máy tính, đồng thời có thể được sờ nắn trực quan khi in 3D. Các vị trí phẫu thuật cũng như những đường cắt xương có thể được thực hiện một cách chính xác mà không cần mò mẫm.
Chúng tôi có thể sử dụng công nghệ này trong các ca tái tạo xương hàm bằng xương cẳng chân, phẫu thuật cắt u xương, chấn thương hàm mặt và phẫu thuật chỉnh hình hô móm.
Ở một số nơi trên thế giới, công nghệ này cần đến vài nghìn đô la Mỹ cho một ca. Nhưng nhờ áp dụng các phần mềm mã nguồn mở miễn phí, chúng tôi có thể triển khai công nghệ 3D chỉ với giá vài triệu đồng.
Thứ hai là kỹ thuật chỉnh hình hô móm. Vài năm trước, vẫn được coi là phức tạp, ít người có khả năng thực hiện. Nhưng gần đây, việc điều trị các trường hợp hô móm, lệch mặt đã trở thành thường quy ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, giúp cải thiện đáng kể diện mạo và chức năng ăn nhai ở những bệnh nhân có dị dạng bất cân xứng mặt.
Một số tiến bộ nữa là các kỹ thuật điều trị ung thư miệng, kỹ thuật nạo vét hạch… gần đây đều đã được thực hiện thường quy theo đúng chuẩn quốc tế.
Bản thân anh đã nỗ lực như thế nào để trở thành một bác sĩ giỏi, giúp nhiều người được chữa trị thành công, phục hồi gương mặt, tự tin hoà nhập cộng đồng sau tai nạn?
Từ khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có may mắn được làm việc với một số bác sĩ giỏi đến từ các nước tiên tiến. Tôi đã tự hỏi, tại sao mình lại phải ở vị trí thấp hơn và đi sau họ? Người ta làm được, mình cũng phải làm được. Do đó, tôi nghĩ nhất định mình phải đi du học về lâm sàng để học hỏi là thực hiện những kỹ thuật khó.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Anh Quốc, tôi đã gửi thư đến khắp các nước có nền y học phát triển với mong muốn được học phẫu thuật thực sự. Kết quả, tôi đã được nhận học tiến sĩ và lâm sàng tại Nhật Bản.
Ở đây, thật may mắn khi tôi đã được giáo sư ưu ái cho phép thực hiện những ca mổ kỹ thuật cao và được tiếp cận những công nghệ tiên tiến. Nhờ đó, tôi đã có thể mang những gì học được về nước phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam.
Hiện tại, anh mong muốn điều gì đối với nghề nghiệp của mình?
Tôi mong muốn bản thân và các bác sĩ khác được tạo điều kiện trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực liên tục trong môi trường quốc tế để đảm bảo bệnh nhân Việt Nam có thể được hưởng những dịch vụ y tế có chất lượng ngang tầm thế giới. Ngoài ra tôi cũng mong chế độ đãi ngộ đối với phẫu thuật viên được cải thiện để chúng tôi có thể yên tâm công tác, tập trung vào chuyên môn.
Xin cảm ơn anh!
Được biết, anh đã tham gia xử lý thành công nhiều ca phẫu thuật cực khó về răng hàm mặt. Cơ duyên nào đã khiến anh quyết tâm theo đuổi con đường không dễ dàng này?
Thực ra, từ khi học cấp 2, tôi chưa bao giờ nghĩ mình theo ngành y dù cả bố mẹ đều công tác trong ngành. Nhưng sau khi một người trong gia đình bị TNGT được bác sĩ cứu chữa thành công, tôi đã thay đổi.
Ngành Răng hàm mặt có nhiều chuyên khoa nhỏ, nhưng tôi thích phẫu thuật nhất. Mỗi khi hoàn thành một ca mổ hay khi bệnh nhân khỏi bệnh, tôi thấy thật hạnh phúc.
Đã chọn ngành y là xác định luôn mang trên vai một giao kèo về trách nhiệm với bệnh nhân.
Hẳn đã có nhiều ca phẫu thuật khiến anh cảm thấy yêu và gắn bó hơn với nghề?
Trong số những ca mổ tôi từng thực hiện, có 2 trường hợp tôi nhớ mãi.
Đầu tiên là một bệnh nhân khuyết hổng sọ mặt. Bệnh nhân này bị TNGT trước khi vào viện 7 tháng, đã được mổ lấy đi một phần xương sọ nhưng phần xương gò má và ổ mắt hoàn toàn chưa được điều trị gì.
Bệnh nhân đến với nửa mặt bên trái biến dạng, phần đầu bên trái bị lõm do mất xương, phần gò má trái bị lõm bẹt, mắt trái bị sa xuống dưới và lõm vào trong. Thường chấn thương ở xương mặt, nếu được điều trị sớm sẽ dễ hơn so với để muộn. Nhưng bệnh nhân đã để 6 tháng, xương không còn như lúc đầu, nên ca này thực sự khó.
Nhờ sự khuyến khích và chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện cùng sự phối hợp của các đồng nghiệp gây mê hồi sức và phẫu thuật thần kinh, chúng tôi đã tiến hành tái tạo được phần xương bị khuyết hổng. Đồng thời, khắc phục được tình trạng biến dạng khuôn mặt của bệnh nhân.
Tại Việt Nam, tái tạo khuyết hổng xương sọ là một phẫu thuật không khó và đã được tiến hành thường xuyên. Nhưng tái tạo khuyết hổng xương sọ kết hợp xương mặt thì rất ít được thực hiện. Các bệnh nhân như thế này thường phải tiến hành phẫu thuật 2 lần, dẫn đến kết quả không được mỹ mãn do thiếu sự trao đổi giữa các chuyên khoa. Chưa kể phải hứng chịu nguy cơ từ việc phẫu thuật nhiều lần. Bệnh nhân này, tôi còn nhớ, đã rất hài lòng với kết quả ca mổ. Và tất nhiên, chúng tôi những người điều trị còn vui mừng hơn.
Trường hợp thứ hai là một bệnh nhân rất mặc cảm vì xương hàm dưới kém phát triển và lùi ra sau. Thậm chí, bệnh nhân tự ti khi phải giao tiếp, ra ngoài làm việc.
Tôi là người tiếp nhận, tư vấn và chăm sóc bệnh nhân từ lúc tới khám tới suốt quá trình điều trị. Sau khi cuộc phẫu thuật thành công, bệnh nhân bất ngờ với diện mạo mới của mình và trở nên tự tin hơn.
Sau mỗi lần như thế, tôi tự hào hơn với công việc của mình. Niềm vui của bệnh nhân không bao giờ tách rời niềm vui của người thầy thuốc.
Thành công thì hạnh phúc nhưng thất bại thì sao, thưa bác sỹ?
Mỗi ca phẫu thuật luôn là một thử thách dù mình đã làm nghề bao lâu chăng nữa. Chuyên ngành của tôi là phẫu thuật nên cần sự giao thoa giữa bác sĩ hàm mặt và bác sĩ đa khoa.
Thông thường, bác sĩ ở chuyên khoa thuộc răng hàm mặt khác ít khi phải đối diện với sự sống/ chết và tình huống khẩn cấp, nhưng chuyên ngành này hay phải tiếp xúc với nhiều trường hợp bị tai nạn, điển hình là TNGT.
Do đó, thái độ và cách làm việc của chúng tôi phải khẩn trương, kiến thức tổng quát nhiều hơn.
Không phải ca mổ nào cũng có thể thành công như mong đợi nhưng quan trọng là mình đã làm hết trách nhiệm và làm những gì đúng nhất, tốt nhất cho bệnh nhân.
Anh nhận định thế nào về tình trạng chấn thương do tai nạn giao thông tại Việt Nam trong những năm gần đây?
Có lẽ tôi sẽ khó đưa ra được con số thông kê cụ thể, nhưng về mức độ, tôi thấy ở ta nặng hơn so với bên Nhật – nơi tôi từng du học. Tôi nghĩ, một phần do ở Việt Nam người dân đi xe máy nhiều. Đó là phương tiện mà người tham gia giao thông ít được bảo vệ hơn so với đi ô tô hay tàu điện. Bởi thế, các ca bệnh thường có kết quả điều trị cũng không được mỹ mãn so với nước ngoài. Tuy nhiên, đó là lý do khách quan chứ không phải câu chuyện trình độ các bác sĩ ở ta.
Việc điều trị những chấn thương này do tai nạn giao thông rất phức tạp, mất nhiều thời gian và tốn kém. Một số trường hợp còn để lại di chứng kéo dài, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ như giảm khả năng ăn nhai, biến dạng khuôn mặt.
Bởi thế, tôi mong mọi người có ý thức khi tham gia giao thông để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
Nói về trình độ, anh nhận thấy trình độ bác sĩ và trang thiết bị của ta so với thế giới ra sao?
Xét về phương diện ứng dụng công nghệ, Việt Nam không thua kém gì so với thế giới. Chúng ta có đủ các trang thiết bị cốt lõi để phục vụ công tác khám chữa bệnh theo chuẩn quốc tế, những máy móc vật tư cao cấp hơn cũng sẵn có và có thể được mua sắm trang bị nếu có yêu cầu và năng lực tài chính.
Còn về phương diện trình độ, theo nhận định chủ quan của tôi, chúng ta ngày càng có nhiều bác sĩ có năng lực. Tuy nhiên, tỷ lệ bác sĩ giỏi vẫn thấp và chưa đồng đều. Chúng ta cần học hỏi liên tục để theo kịp bạn bè quốc tế.
Kỹ thuật phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt ở Việt Nam có những tiến bộ như thế nào và người bệnh có hy vọng gì, thưa anh?
Gần đây, nhờ sự cập nhật kiến thức thường xuyên với thế giới, chúng ta đã triển khai được nhiều công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Đầu tiên là ứng dụng công nghệ lập kế hoạch điều trị có máy tính hỗ trợ và in 3D trong phẫu thuật hàm mặt.
Với công nghệ này, các tổn thương của bệnh nhân có thể được nhìn rõ trên máy tính, đồng thời có thể được sờ nắn trực quan khi in 3D. Các vị trí phẫu thuật cũng như những đường cắt xương có thể được thực hiện một cách chính xác mà không cần mò mẫm.
Chúng tôi có thể sử dụng công nghệ này trong các ca tái tạo xương hàm bằng xương cẳng chân, phẫu thuật cắt u xương, chấn thương hàm mặt và phẫu thuật chỉnh hình hô móm.
Ở một số nơi trên thế giới, công nghệ này cần đến vài nghìn đô la Mỹ cho một ca. Nhưng nhờ áp dụng các phần mềm mã nguồn mở miễn phí, chúng tôi có thể triển khai công nghệ 3D chỉ với giá vài triệu đồng.
Thứ hai là kỹ thuật chỉnh hình hô móm. Vài năm trước, vẫn được coi là phức tạp, ít người có khả năng thực hiện. Nhưng gần đây, việc điều trị các trường hợp hô móm, lệch mặt đã trở thành thường quy ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, giúp cải thiện đáng kể diện mạo và chức năng ăn nhai ở những bệnh nhân có dị dạng bất cân xứng mặt.
Một số tiến bộ nữa là các kỹ thuật điều trị ung thư miệng, kỹ thuật nạo vét hạch… gần đây đều đã được thực hiện thường quy theo đúng chuẩn quốc tế.
Bản thân anh đã nỗ lực như thế nào để trở thành một bác sĩ giỏi, giúp nhiều người được chữa trị thành công, phục hồi gương mặt, tự tin hoà nhập cộng đồng sau tai nạn?
Từ khi tốt nghiệp đại học, tôi đã có may mắn được làm việc với một số bác sĩ giỏi đến từ các nước tiên tiến. Tôi đã tự hỏi, tại sao mình lại phải ở vị trí thấp hơn và đi sau họ? Người ta làm được, mình cũng phải làm được. Do đó, tôi nghĩ nhất định mình phải đi du học về lâm sàng để học hỏi là thực hiện những kỹ thuật khó.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Anh Quốc, tôi đã gửi thư đến khắp các nước có nền y học phát triển với mong muốn được học phẫu thuật thực sự. Kết quả, tôi đã được nhận học tiến sĩ và lâm sàng tại Nhật Bản.
Ở đây, thật may mắn khi tôi đã được giáo sư ưu ái cho phép thực hiện những ca mổ kỹ thuật cao và được tiếp cận những công nghệ tiên tiến. Nhờ đó, tôi đã có thể mang những gì học được về nước phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân Việt Nam.
Hiện tại, anh mong muốn điều gì đối với nghề nghiệp của mình?
Tôi mong muốn bản thân và các bác sĩ khác được tạo điều kiện trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực liên tục trong môi trường quốc tế để đảm bảo bệnh nhân Việt Nam có thể được hưởng những dịch vụ y tế có chất lượng ngang tầm thế giới. Ngoài ra tôi cũng mong chế độ đãi ngộ đối với phẫu thuật viên được cải thiện để chúng tôi có thể yên tâm công tác, tập trung vào chuyên môn.
Xin cảm ơn anh!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận