Theo đó, EVNNPT yêu cầu các trạm điện có nguy cơ bị ngập úng thực hiện phương án trực vận hành và phòng chống phù hợp để đảm bảo an toàn, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra; các đơn vị trong vùng bị ảnh hưởng mưa lũ căn cứ hình cụ thể chủ động tổ chức tái lập ca trực khi cần thiết.
Các đường dây 220kV-500kV kịp thời tổ chức kiểm tra, cắt tỉa cây cao, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện; xúc dọn đất, đá khơi thông và bổ sung rãnh thoát nước hướng ra xa khu vực có nguy cơ sạt lở; bổ sung phủ bạt, chằng néo… các vị trí có nguy cơ sạt lở gây sự cố.
Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, công tác chuẩn bị ứng phó; theo dõi, kiểm soát các nguy cơ tại các vị trí xung yếu trên địa bàn đơn vị quản lý; quan trắc các vị trí đã bị sụt lún, sạt trượt để phát hiện, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, đặc biệt là sau các đợt mưa, lũ; thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình kiểm tra, xử lý khắc phục theo quy định, đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị và cộng đồng.
Cùng đó, thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, thời tiết các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời; theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia để chủ động ứng phó kịp thời...
Đặc biệt, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất; dự trữ đủ lượng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu cho CBCNV, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt, chia cắt; đảm bảo vận hành liên tục, ổn định và thông suốt đối với các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận