Cá chết trôi dạt vào bờ biển các tỉnh miền Trung |
Như Báo Giao thông đã đưa tin, chiều 23/4, hai bộ là Bộ NN&PTNN, Bộ TN&MT đã họp với cơ quan chức năng 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế để bàn giải pháp, truy tìm nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển miền Trung.
Về nghi vấn, hệ thống đường ống xả thải ngầm của Formosa là tác nhân gây nên vụ việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân khẳng định: "Hệ thống xử lý nước thải và đường ống dẫn nước thải của Formosa nằm trong thiết kế của nhà máy. Quy trình xử lý nước thải và xả thải của Formosa đã được Bộ TN&MT cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. Khi xả thải, thì toàn bộ nước thải phải được xử lý đảm bảo an toàn trước khi đưa ra môi trường".
"Việc báo chí thông tin người dân lặn biển mới phát hiện ra đường ống này, khiến dư luận hiểu nhầm rằng Formosa xả trộm bằng đường ống khổng lồ dưới đáy biển. Tôi khẳng định Formosa được phép xả thải", ông Nhân nói thêm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ TN&MT cũng cho biết thêm, việc được phép xả thải, được phép chạy đường ống ngầm với việc nước thải đó có chất gì? gây hại môi trường hay không là 2 chuyện khác nhau. Việc này đang được kiểm tra.
Thứ trưởng Bộ TN&MT cung cấp thông tin về
|
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Long, đại diện Cục thú y – Bộ NN&PTNN cho biết, việc cá chết hàng loạt ở vùng biển 4 tỉnh Bắc Miền Trung đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Cá chết hàng loạt không chỉ tạo tâm lý hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản mà còn có thể ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Ông Long cho biết thêm, Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu thủy sản lớn. Trước sự việc này, các cơ quan quốc tế đã yêu cầu Việt Nam cho biết lý do vì sao xảy ra hiện tượng này. Khi cơ quan quốc tế đã yêu cầu thì chúng ta phải trả lời. Vì vậy khi thông tin về sự việc này, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông cần hết sức thận trọng, tránh việc đưa thông tin không chính xác có thể làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thủy hải sản ở nước ta.
Cũng tại cuộc họp này, đại diện các sở ngành và lực lượng chức năng đã thông tin chi tiết về quá trình nắm băt thông tin, chỉ đạo, xử lý vụ việc. Theo đó, ngay tại thời điểm phát hiện hiện tượng cá chết bất thường trên biển các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNN, các địa phương xảy ra hiện tượng đã vào cuộc tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lý bước đầu.
Qua công tác lấy mẫu, phân tích và kiểm nghiệm, cơ quan chức năng đã xác định cá chết do nhiễm độc và loại trừ khả năng cá chết do nhiễm dịch bệnh hoặc môi trường nước ô nhiễm. Tuy nhiên sau 16 ngày kể từ ngày lấy mẫu phân tích đến nay, các bộ ngành vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính xác loại độc tố và nơi phát tán độc tố khiến cá chết hàng loạt.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận