Nghiệp đoàn công nhân sản xuất ô tô Mỹ (United Auto Workers) thông báo, 8.700 công nhân tại Nhà máy xe tải Kentucky, nhà máy lớn nhất và sinh lời nhiều nhất của tập đoàn Ford trên toàn cầu đã tham gia đình công.
Phía UAW cho biết đây là động thái bất ngờ nhằm đáp trả việc hãng sản xuất ô tô đứng thứ hai của Mỹ không muốn tiếp tục thương lượng thêm.
Tuy đại diện các nhà sản xuất ô tô cho biết đã tăng lương hơn gấp đôi mức đề nghị tăng lương ban đầu, đồng ý tăng lương nếu xảy ra lạm phát và cải thiện mức lương cho người lao động tạm thời.
Nhưng phía công đoàn vẫn muốn giữ mức lương cao hơn, bãi bỏ hệ thống lương hai bậc và mở rộng sự hiện diện của công đoàn tới các nhà máy sản xuất pin tại tất cả ba công ty ô tô của Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, quyết định của Chủ tịch UAW Shawn Fain được cho là một đòn giáng mạnh vào Ford và có thể nhanh chóng làm sụt giảm lợi nhuận cả năm của hãng sản xuất ô tô này.
Nguyên nhân là do nhà máy xe tải Kentucky của Ford là cơ sở mang lại nhiều lợi nhuận nhất với các mẫu xe bao gồm xe bán tải Ford Super Duty và các mẫu SUV cỡ lớn Lincoln Navigator và Ford Expedition.
Cơ sở này mang về doanh thu hàng năm lên tới 25 tỷ USD, tương đương với khoảng 1/6 doanh thu ô tô toàn cầu của công ty.
Nhận định về ảnh hưởng của động thái này, Ford cho biết quyết định của UAW là "cực kỳ vô trách nhiệm nhưng không có gì ngạc nhiên vì chiến lược lãnh đạo công đoàn là khiến cho ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất bị ảnh hưởng trong nhiều tháng và chịu "thiệt hại về danh tiếng cũng như "gây ra hỗn loạn trong ngành ô tô".
Ông Harley Shaiken, Giáo sư tại Đại học California, Berkeley, nhận định động thái bất ngờ của UAW tại một nhà máy mang lại lợi nhuận rất cao cho Ford sẽ "đặc biệt gây rối loạn".
Ông Shaiken cũng nói thêm: "Đây là một bước quan trọng nhằm đánh vào kết quả cuối cùng. Động thái của UAW gửi đi tín hiệu rằng công đoàn có thể leo thang đình công bất cứ lúc nào, ngày hay đêm. Trước đây, công đoàn chưa bao giờ sử dụng chiến lược này và Ford cũng chưa bao giờ trải qua tình huống như thế này".
Trước cuộc đình công này, nghiệp đoàn UAW dẫn đầu các cuộc đình công tại năm nhà máy lắp ráp của ba hãng ô tô lớn nhất nước Mỹ , bao gồm hai nhà máy lắp ráp của Ford và 3 công ty cùng 38 kho linh kiện do GM và Stellantis điều hành.
Dự kiến trong hôm nay (12/10), UAW và hãng xe Stellantis sẽ thực hiện thêm một vòng đàm phán nữa.
Sắp tới, dự kiến từ 24/10 – 31/10, các nhà sản xuất ô tô của Mỹ sẽ báo cáo kết quả tài chính quý ba.
Do đó, trong trường hợp các công ty này báo cáo lợi nhuận lớn, khả năng UAW có thể sử dụng yếu tố này để tiếp tục gây áp lực buộc ba hãng xe thực hiện các điều khoản trong thỏa thuận tăng lương, điều kiện làm.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận