1. Giảm tổng lượng calo
Đa dạng chủng loại, cân bằng tốt và giảm thiểu các thực phẩm thừa không cần thiết là yếu tố quan trọng nhất để giảm sự xuất hiện của gan nhiễm mỡ.
Kiểm soát tổng lượng calo hấp thụ, đặc biệt là carbohydrate có thể thúc đẩy quá trình tiêu thụ chất béo trong cơ thể.
Việc ăn các loại thực phẩm chứa đủ protein chất lượng cao và các axit amin thiết yếu, chẳng hạn như thịt nạc, cá, tôm, sữa tách béo, các sản phẩm từ đậu tương… vừa đủ sẽ giúp loại bỏ chất béo trong gan, và nên tiêu thụ 80-100 gam mỗi ngày.
Nếu ăn quá ít protein có thể xuất hiện các triệu chứng như hôn mê, dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng và giảm albumin máu.
2. Giảm gia vị nêm nếm khi nấu ăn
Người có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc đang điều trị gan nhiễm mỡ không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, hun khói, ngâm chua tránh hấp thụ quá nhiều các chất có hại như nitrit.
Thức ăn hằng này nên được hấp, luộc, hầm thay vì chiên rán, đồng thời giảm lượng muối khi nêm nếm để giảm bớt gánh nặng cho gan.
3. Không cắt giảm bữa ăn
Để giảm thiểu gan nhiễm mỡ, cần phân bổ hợp lý ba bữa ăn trong ngày, nên bổ sung ngũ cốc thô như yến mạch, ngô, khoai lang, các sản phẩm từ đậu nành… để duy trì cân bằng dinh dưỡng.
Một số người không phân bổ các bữa ăn của mình mà chỉ ăn vặt ở văn phòng hoặc ở nhà thường dẫn đến tích tụ calo và thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ăn ít thức ăn hơn không có nghĩa là bỏ bữa sáng hoặc bữa tối. Ở trạng thái đói, để duy trì mức đường huyết, cơ thể sẽ phân hủy bù chất béo, huy động một lượng lớn axit béo tự do trong máu vào gan, từ đó tích tụ lại ở gan.
Ăn quá nhiều lại là một cực đoan khác, dễ dẫn đến tăng khả năng lưu trữ chất béo của gan, cũng là nguyên nhân làm cho chất dinh dưỡng dư thừa được lưu trữ trong gan dưới dạng triglycerid, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
4. Cắt giảm thực phẩm nhiều calo
Người bệnh mỡ máu và gan nhiễm mỡ không nên ăn quá nhiều thịt mỡ, thịt gia cầm nhiều mỡ và đồ ăn nhiều dầu, nhiều calo.
Đối với những món ăn hằng ngày, hãy cố gắng chọn những loại rau và thực phẩm có lượng đạm phù hợp để tránh gây béo và nhiều dầu mỡ.
Đảm bảo uống đủ nước, hình thành thói quen uống nước mỗi ngày và duy trì lượng nước hàng ngày từ 1500-2000 ml.
5. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm đã qua chế biến kỹ hoặc tinh chế, chẳng hạn như bỏng ngô, mì gói, thịt lợn nướng, gà rán, thịt xiên, thịt viên, thịt xông khói và các loại thức ăn giàu calo, chất béo cao, nhiều purin khác đều có ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát gan nhiễm mỡ, nên hạn chế ăn.
Ngoài ra, nhiều người thích uống nước có ga, nước trái cây, cà phê, trà thảo mộc, nước tăng lực, nước ngọt, giấm táo, đồ uống có hương vị và đồ uống đã qua chế biến khác có chứa các thành phần có ga, soda hoặc thực vật.
Những đồ uống này chứa nhiều đường hoặc chứa các chất phụ gia hóa học không tốt cho sức khỏe.
Nếu uống mà không tiết chế trong sinh hoạt thì chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực đến cơ thể của người bệnh gan nhiễm mỡ.
6. Giảm uống rượu
Theo tính toán, việc uống rượu hằng ngày trong 5 năm liên tục có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ rất cao. Uống 2-3 chén rượu mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan.
75% đến 90% người uống rượu bị gan nhiễm mỡ, 20% đến 30% gan nhiễm mỡ do rượu sẽ bị xơ hóa gan trong vòng 10 đến 15 năm, và cuối cùng phát triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Những người uống rượu lâu năm hoặc quá nhiều sẽ khiến dinh dưỡng trong cơ thể mất cân bằng.
Việc hấp thụ không đủ các vitamin như protein, riboflavin, axit pantothenic và niacin có thể dẫn đến giảm chức năng gan và tích tụ quá nhiều chất béo trong gan.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, bỏ rượu trong 4 đến 6 tuần có thể làm giảm đáng kể chất béo tích tụ trong gan.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận