Khám phá

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương

02/09/2024, 22:55

Giải đua thuyền tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 trên sông Hương dịp lễ 2/9 thu hút hàng nghìn người đổ về xem, cổ vũ.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 1.

Từ sáng sớm 2/9, hàng nghìn người dân và du khách đổ về dọc hai bờ sông Hương đoạn qua trung tâm TP Huế cổ vũ vận động viên các đội tranh tài giải đua thuyền truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 35 năm 2024.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 2.

Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tham gia của hàng trăm “tay chầm, tay chèo” 9 đội đua đến từ các địa phương thuộc TP Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 3.

Giải đua thuyền truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức nhằm tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đồng thời duy trì và phát triển phong trào tập luyện môn thể thao truyền thống của dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa thể thao của địa phương và dân tộc.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 4.

Các thuyền đua tranh tài tại giải đua là thuyền nan được đan bằng tre, số vận động viên trên thuyền khi thi đấu không quá 12 người. Cự ly thi đấu mỗi độ đua (mỗi giải đua) từ 700m-800m, gồm có 3 vè: thượng (phía hạ lưu sông Hương), trung (vè rốn, đối diện vị trí xuất phát) và hạ (phía thượng lưu sông Hương).

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 5.

Giải đua gồm các độ đua như: Độ cúng nam (3 vòng 6 tráo); 4 độ tiền nam (mỗi độ 2 vòng 4 tráo), 3 độ tiền nữ (mỗi độ 2 vòng 4 tráo), độ tiền nam nữ phối hợp (2 vòng 4 tráo và độ phá nam (3 vòng 6 tráo).

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 6.

Với cự ly trên, ở độ cúng và độ phá, sau khi xuất phát, các thuyền lộn vè rốn lên vè thượng – qua vè trung – lộ vè hạ - sau đó và lộn vè rốn khi kết thúc vòng đua cuối; các độ đua còn lại các ghe vòng qua vè rốn đi về phía vè hạ - qua vè rốn - lên vè thượng lưu… và vòng qua vè rốn để về đích tại vòng đua cuối.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 7.

Đáng chú ý, trước khi xuất phát, các tay chèo (lái thuyền) phải gác chèo đúng vị trí bốc thăm, bỏ chèo xuống đất (trên bờ), đứng cạnh chèo đến khi có lệnh xuất phát mới được cầm chèo lên chạy xuống bờ sông, đưa chèo cho người trên ghe để cài chèo vào cọc chèo, đẩy thuyền rời bến, nhảy lên cầm chèo lái thuyền đua.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 8.

Có thuyền đua do sơ suất bị rớt chèo lúc xuất phát phải quay lại lấy chèo, bị các thuyền khác bỏ xa.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 9.

Không chỉ gay cấn lúc xuất phát, các độ đua diễn ra hấp dẫn với những pha bám đuổi, bứt tốc trên đường đua, cùng “kỹ nghệ” lộn vè. Chỉ cần lộn vè lơi một chút, thuyền đua đi trước sẽ bị thuyền khác lộn vè khéo léo hơn vượt lên…

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 10.

Ngoài nhanh khi xuất phát, khi thuyền về tới bờ, lái thuyền phải cầm chèo chạy lên đặt ở vị trí xuất phát – cũng là đích cuối mỗi độ đua, nếu chậm chân sẽ bị lái thuyền khác nhanh chân chạy lên đặt chèo ở vị trí về đích trước.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 11.

Ngoài tiền thưởng mỗi độ đua của Ban tổ chức, một số cá nhân, đơn vị còn tặng thêm tiền cho đội đua mình muốn cổ vũ, có độ đua nếu chiếc thuyền được tặng thêm tiền trên về nhất, tổng số tiền đội đua nhận được hơn 30 triệu đồng. Ngoài ra, có đội đua đội về nhất còn được tặng dê, lợn.

Gay cấn giải đua thuyền dịp lễ 2/9 trên sông Hương- Ảnh 12.

Sau hơn một buổi tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, Ban tổ chức đã trao giải chung cuộc cho các đội đua. Kết quả, giải Nhất thuộc về đội đua Giáp Trung (thị xã Hương Trà), giải Nhì thuộc về đội đua Vân Thê (thị xã Hương Thủy) và giải Ba thuộc về đội đua Hương Vinh (TP Huế).

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.