Ông Nguyễn Tiến Thỏa |
Theo ông, vì sao lại có sự vô lý này?
Lý do thứ nhất thuộc về doanh nghiệp (DN), vì mục tiêu lợi nhuận đã “phớt lờ” việc phải giảm giá, thậm chí còn liên minh với nhau để giữ giá, viện dẫn những lý do không hợp lý như xăng dầu giảm mỗi lần ít quá, cần quy trình tính toán xem xét đăng ký giá, thủ tục kê khai giá kéo dài…
Các DN này đang thiếu trách nhiệm với xã hội, với người tiêu dùng (NTD). Họ chỉ muốn NTD chia sẻ khó khăn khi giá tăng, nhưng không muốn chia sẻ lại với NTD khi giá giảm. Suy cho cùng, đó là đạo đức kinh doanh.
"NTD vẫn luôn đồng hành cùng DN trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đã rất nhiều lần chia sẻ cùng DN những lần tăng giá, nay các DN cần khẩn trương giảm giá để đảm bảo quyền lợi NTD. Tôi tin DN nào tiên phong trong việc giảm giá không chỉ chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng mà còn góp phần làm nên thương hiệu của chính DN. Cùng với đó, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) có thể làm đầu mối, chúng ta hãy bắt đầu từ các kênh phân phối hiện đại, các trung tâm thương mại, siêu thị… để tạo hiệu ứng giảm giá sang các tiểu thương”. Ông Nguyễn Mạnh Hùng Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam |
Lý do thứ hai, công tác điều tra, kiểm soát chấp hành pháp luật về giá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cả hệ thống chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, liên tục.
Lý do thứ ba, chưa có cơ chế cụ thể, có hiệu quả để phát huy quyền của NTD có tiếng nói có trọng lượng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Vậy chúng ta đã có cơ chế để xử lý các DN cố tình neo giá cao chưa?
Các yếu tố cấu thành giá đầu vào giảm, mà DN vẫn không giảm giá bán, không chỉ là hành vi gian lận về giá mà còn là hành vi gian lận thương mại để thu lợi không chính đáng, làm phương hại đến lợi ích của NTD.
Cơ quan chức năng cần kiểm tra để xác minh, xử lý nghiêm các hành vi như: Vi phạm về lập phương án giá hàng hóa dịch vụ (tính giá không đúng với hướng dẫn về phương pháp định giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành); vi phạm về quy định đăng ký giá, kê khai giá theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Thông tư số 31/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2013/NĐ-CP…
Gần đây, cơ quan chức năng đã có sự kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước. Tuy nhiên, giá cước vận tải vẫn giảm rất ít. Theo ông, cần làm gì để giá cước vận tải giảm tương xứng với tỷ lệ giảm giá xăng dầu?
Để giá cước vận tải cũng như giá hàng hóa, dịch vụ các loại giảm tương ứng với mức giảm giá xăng dầu, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan để tiến hành kiểm tra các yếu tố hình thành giá theo quy định tại Điều 26,27 Luật Giá; yêu cầu các doanh nghiệp thuộc diện kê khai giá và kiểm soát mức giá kê khai. Đồng thời, xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp không chấp hành và công bố công khai danh sách các doanh nghiệp đó trên phương tiện thông tin đại chúng.
Về phía NTD có thể làm gì để được mua hàng, sử dụng dịch vụ với mức giá phù hợp?
NTD khi phát hiện dịch vụ, hàng hóa có giá cao, có thể tố cáo, khởi kiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Luật Giá; Khoản 7 Điều 8 Luật Bảo vệ NTD. Và hãy tẩy chay các DN, hàng hóa, dịch vụ cứ neo giá cao khi giá đầu vào giảm.
Cảm ơn ông!
Hải Quỳnh (Thực hiện)
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận