Cách đây 2 tháng, truyền thông Bắc Kinh, Trung Quốc đưa tin một người phụ nữ bị ung thư không may qua đời. Nhưng điều đáng chú ý nhất là ngay sau đó, 3 thành viên trong gia đình cô lần lượt được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Lúc đó, nhiều người thắc mắc rằng ung thư không có tính chất lây nhiễm, nhưng tại sao cả 1 gia đình lại mắc. Mãi sau này, sau rất nhiều phân tích và xét nghiệm, các bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân gốc rễ chính là do độc tố aflatoxin. Một lượng lớn aflatoxin được tìm thấy trên thớt, đũa bị mốc và tủ lạnh của gia đình này.
Những độc tố gây ung thư thường xuất hiện trong gia đình
Aflatoxin là một chất gây ung thư cực mạnh, thường xuất hiện trong một số dụng cụ nhà bếp và thực phẩm hư hỏng. Nhưng bên cạnh đó, có một số chất ung thư cấp độ 1, dễ xuất hiện trong cuộc sống nhưng thường bị bỏ qua, đó là aflatoxin, nicotin, nitrit, benzopyrene và formaldehyde.
1. Benzopyrene
Benzopyrene (BaP) là một trong những chất gây ung thư nổi tiếng nhất trong nhóm “hydrocacbon thơm đa vòng”. Nếu con người hít phải hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều benzopyrene trong thời gian dài, chúng có thể gây ung thư phổi, ung thư gan và ung thư đường tiêu hóa.
Benzopyrene thường được tìm thấy trong các thực phẩm sau:
Ảnh: WebMD
- Thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao
Hàm lượng benzopyrene trong thực phẩm bị cháy cao hơn 10-20 lần so với thực phẩm thông thường, đặc biệt trong thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao và chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ cao hơn.
- Thực phẩm hun khói và nướng
Than được sử dụng trong hun khói và nướng có chứa benzopyrene, chất này thường được xâm nhập vào thực phẩm dưới tác động của nhiệt độ cao.
- Đun nóng dầu ăn đến mức bốc khói
Các thí nghiệm đã chỉ ra, dầu ăn sau khi đun nóng hơn 270 độ C sẽ chứa một lượng lớn các benzopyrene. Nếu hít phải độc tố này trong thời gian dài sẽ gây ra ung thư phổi. Do đó, bạn cần phải bật máy hút mùi và kiểm soát thời gian dầu sôi.
2. Aflatoxin
Aflatoxin sản sinh ra một cách dễ dàng ở nhiệt độ từ 28-38 độ C. 1 mg aflatoxin có thể gây ung thư và 20 mg đủ gây ra cái chết cho một người trưởng thành. Loại chất độc này thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm và dụng cụ bị mốc như sau:
Thớt, đũa sử dụng lâu ngày hay đặt ở nơi ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Các loại hạt, đậu phộng, ngô bị mốc
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự xuất hiện của aflatoxin trong hơn 100 loại thực phẩm. Đặc biệt, đậu phộng và ngô bị mốc là thực phẩm dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin nhiều nhất.
- Dụng cụ ăn uống, nấu nướng trong nhà bếp
Thớt, đũa sử dụng lâu ngày hay đặt ở nơi ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
3. Nicotin
Nicotin chứa trong thuốc lá nhiều nhất, nhưng ít ai biết được khói thuốc không chỉ có nicotin mà còn sản sinh ra benzopyrene và nitrosamine. Thật đáng sợ khi nhiều độc tố cấp 1 được sản sinh ra cùng một lúc.
4. Nitrit
Bản thân nitrit là một chất độc, nó không trực tiếp gây ra ung thư nhưng lại là chất gián tiếp, bởi khi vào cơ thể người, nó sẽ kết hợp với quá trình phân hủy protein trong dạ dày, tạo thành nitrosamine và gây ung thư. Chất độc này thường xuất hiện trong một số thực phẩm sau:
- Rau củ muối chua
Các loại rau không được ngâm kỹ có hàm lượng nitrit cao, mức an toàn thường trong khoảng 20 ngày. Trước khi ăn các loại rau củ ngâm muối, bạn nhớ rửa sạch với nước, vì nitrit sẽ hòa tan trong nước.
- Thức ăn thừa
Thức ăn thừa, đặc biệt là những món ăn để qua đêm, càng để lâu thì hàm lượng nitrit càng nhiều.
- Các món ăn để quá lâu ngoài không khí
Do các món ăn nguội không được khử trùng bằng nhiệt trong quá trình chế biến, được bảo quản ở nhiệt độ phòng nên hàm lượng nitrit có xu hướng cao.
5. Formaldehyde
Formaldehyde có thể gây kích ứng mắt và màng nhầy đường hô hấp. Các triệu chứng thường thấy như chảy nước mắt, đau họng, hắt hơi, ho, khó thở, hen suyễn. Độc tố này là nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô vòm họng. Một số đồ vật trang trí trong nhà có chứa formaldehyde.
Tuy nhiên, hàm lượng formaldehyde trong cuộc sống hằng ngày của hầu hết mọi người đều khá thấp nên không cần phải quá hoảng sợ. Để phòng ngừa độc tố này, bạn có thể sử dụng điều hoà lọc không khí, hoặc đơn giản hơn là mở cửa thông gió thường xuyên.
Trên thực tế số ca mắc ung thư ngày càng trẻ hoá bởi những thói quen sống không lành mạnh. Vì thế, để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình, mọi người cần trang bị cho những những kiến thức về ung thư căn bản để biết cách phòng chống.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận