Ngày 31/3, Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai đề xuất mở tuyến đường từ huyện Kbang đi huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Ảnh bản đồ tuyến - Tạ Vĩnh Yên chụp lại
Cứng hoá con đường
Con đường dự kiến tốn bao nhiêu
Quy mô dự kiến đầu tư cứng hóa mặt đường bằng bê tông xi măng rộng trung bình từ 3,0-5,0m bám theo đường mòn cũ hiện trạng, không ảnh hưởng đến đất rừng và cây rừng tự nhiên (tuyến đường đã được bóc tách ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng, hiện trạng là đất khác thuộc khoảnh 5, tiểu khu 11, địa bàn xã Đak Rong), chiều dài xây dựng khoảng 2,8Km, kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 15 tỷ đồng.
Sở GTVT tỉnh Gia Lai
Theo văn bản đề xuất của Sở GTVT tỉnh Gia Lai, dự kiến con đường được đấu nối từ làng Kon Bông (xã Đak Rong, huyện Kbang) đi xã Đăk Pne, mặt đường đổ bê tông rộng trung bình từ 3 đến 5 m bám theo đường mòn cũ hiện trạng, không ảnh hưởng đến đất rừng và cây rừng tự nhiên (tuyến đường đã được bóc tách ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng, hiện trạng là đất khác) có chiều dài xây dựng khoảng 2,8 km, kinh phí khoảng 15 tỷ đồng.
Hiện tại từ trung tâm huyện Kbang đến làng Kon Bông đã được đầu tư xây dựng đường giao thông kiên cố với chiều dài khoảng 70 km (trong đó đoạn đường Trường Sơn Đông là 40 km, còn lại là đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng rộng từ 3 đến 3,5 m). Tuy nhiên, từ làng Kon Bông đến xã Đăk Pne (Kon Rẫy) chưa được đầu tư đường giao thông kiên cố. Việc lưu thông của người dân 2 tỉnh chủ yếu là đi bộ trên đường mòn bằng đất.
Theo Sở GTVT tỉnh Gia Lai huyện Kbang nói chung và xã Đăk Rong nói riêng có nhiều danh lam thắng cảnh, rất có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái như: nhiều thác nước đẹp, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, các khu căn cứ cách mạng, điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ...
Tuyến đường được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách về địa lý từ phía tỉnh Kon Tum sang huyện Kbang, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch. Ngoài ra, khu vực đầu tư dự án đã được UBND huyện Kbang quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng làng Kon Bông và du lịch sinh thái thác Kon Bông (xã Đăk Rong, huyện Kbang).
Thác K50 tại khu bảo tồn Kon Chư Răng (huyện Kbang) thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng là một trong những "kỳ quan" của tỉnh Gia Lai. Ảnh Hoàng Ngọc
Đi qua rừng tự nhiên
Báo cáo của Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho biết, hiện tại từ trung tâm huyện Kbang đến làng Kon Bông, xã Đăk Rong đã được đầu tư xây dựng đường giao thông kiên cố với chiều dài khoảng 70Km. Cụ thể, đường Trường Sơn Đông 40Km, còn lại 30Km là đường giao thông nông thôn rộng từ 3,0-3,5m mặt đường BTXM.
Từ làng Kon Bông đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum chưa được đầu tư đường giao thông kiên cố. Việc lưu thông của người dân hai tỉnh chủ yếu đi bộ trên đường mòn bằng đất.
Do đó dự án được đầu tư sẽ tạo tiền đề để tỉnh Gia Lai đầu tư đoạn tuyến còn lại, hình thành mạng lưới giao thông liên kết giữa hai tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch của ba huyện Kbang, Kon Rẫy và huyện Kon Plông (thị trấn Măng Đen thông qua Quốc lộ 24) nói riêng, của hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum nói chung (từ vị trí đấu nối của dự án đến thị trấn Măng Đen khoảng 34Km, trong đó đi theo dự án đang đầu tư khoảng 8Km, đi theo đường liên xã khoảng 12Km, đi theo Quốc lộ khoảng 24Km).
Theo báo cáo của Sở GTVT tỉnh Gia Lai, đối với dự án đường giao thông từ xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đi huyện Kbang, tỉnh Gia Lai nhiều vị trí hiện trạng nằm trong khu vực rừng tự nhiên lá rộng. Cụ thể tại tọa độ (486972, 1604861) theo múi chiếu 108030’ của tỉnh Gia Lai tương đương tọa độ (594754, 1605041) theo múi chiếu 107030’ của tỉnh Kom Tum, đối chiếu bản đồ hiện trạng là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trung bình, quy hoạch rừng đặc dụng. Tuy nhiên hiện trạng thực tế nằm trên đường mòn hiện hữu, phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng.
Sở GTVT tỉnh Gia Lai kỳ vọng, dự án được đầu tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng, thuận lợi cho việc ngăn chặn kịp thời các hành vi khai thác rừng trái phép. Tuy nhiên, cũng là cơ hội cho lâm tặc sử dụng để vận chuyển lâm sản trái phép. Do đó đề nghị UBND tỉnh Kon Tum phối hợp, chỉ đạo đơn vị kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra để kiểm soát lâm sản trong khu vực sau khi dự án được đầu tư.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận