Những phiên vừa qua, giá vàng trong nước đã giảm mạnh theo thế giới. Ảnh minh họa
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần sáng nay, giá vàng trong nước bật tăng mạnh trong bối cảnh thị trường thế giới phục hồi mạnh mẽ.
Cụ thể, giá vàng SJC tại TPHCM được niêm yết 55,90-56,30 triệu đồng/lượng, bật tăng mạnh 200 nghìn đồng chiều mua vào và 100 nghìn đồng chiều bán ra.
Giá vàng Doji tại Hà Nội cũng tăng mạnh 300 nghìn đồng chiều mua vào và 200 nghìn đồng chiều bán ra lên 55,85-56,35 triệu đồng/lượng. Trên hệ hống Phú Quý, giá vàng miếng SJC cũng cùng xu hướng tăng 150 nghìn đồng chiều mua vào và 100 nghìn đồng chiều bán ra lên 55,85-56,25 triệu đồng/lượng; Giá vàng 9999 NPQ cũng tăng 100 nghìn đồng hai chiều và lấy lại mốc 54 triệu đồng chiều mua vào khi được giao dịch 53,20-54,00 triệu đồng/lượng…
Trước phiên giao địch đầu tuần sáng nay, giá vàng SJC tại TPHCM được niêm yết 55,70-56,20 triệu đồng/lượng; Giá vàng Doji tại Hà Nội được niêm yết 55,55-56,15 triệu đồng/lượng.
Trên hệ thống Phú Quý, giá vàng miếng SJC sau khi giảm mạnh cuối tuần qua cũng đang ở mức thấp 55,70-56,15 triệu đồng/lượng; Giá vàng 9999 NPQ đến nay đã chính thức mất mốc 54 triệu khi còn 53,10-53,90 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng 24k Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu 53,38-54,08 triệu đồng/lượng…
Giá vàng trong nước đã giảm liên tiếp 4 phiên, trong đó có ba phiên giảm mạnh nhưng mức độ giảm giá các thương hiệu lớn, nhỏ có sự khác nhau. Trong đó, giá vàng SJC giảm 200 nghìn đồng, giá vàng Doji giảm 250 nghìn đồng mỗi lượng; Giá vàng Rồng Thăng Long giảm gần 1 triệu đồng… trong tuần qua.
Hiện giá vàng trong nước đang chờ đợi các động thái mới từ thị trường thế giới, trong khi khả năng cao là giá vàng thế giới sẽ còn giảm tiếp và giá vàng trong nước sẽ bị ảnh hưởng.
Giá vàng thế giới
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới phiên đầu tuần bật tăng mạnh. Lúc 9h30 sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay được giao dịch 1.749,20 USD/ounce, tăng mạnh 12,60 USD (0,73%). Mức tăng này tương đương 350 nghìn đồng/lượng quy đổi.
Giá vàng thế giới đã liên tiếp phá thủng các ngưỡng, trong đó có ngưỡng tâm lý quan trọng là 1.800 USD. Với đà giảm những phiên vừa qua, nếu không có thông tin mạnh hỗ trợ giá vàng có khả năng không giữ được ngưỡng hỗ trợ 1.725 USD hoặc ngưỡng 1.700 USD/ounce và sẽ tiếp tục bị bán tháo.
Kết quả dự đoán diễn biến giá vàng tuần này
Trong một kịch bản không mấy tích cực, Giám đốc chiến lược toàn cầu Bart Melek của TD Securities nhận định, tuần này giá vàng có thể kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.660 USD.
Đe dọa giá vàng vẫn là sự tăng giá của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong một năm là 1,6% và đồng USD đã mạnh lên cuối tuần qua.
Giá vàng thế giới phiên đầu tuần bật tăng mạnh.
Theo kết quả khảo sát về diễn biến giá vàng tuần này, vẫn có 61,5% số chuyên gia nhận định giá vàng giảm, chỉ có 23% tin rằng giá vàng tăng và 15,5% chuyên gia giữ quan điểm trung lập.
Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến, tỷ lệ dự đoán giá vàng tăng vẫn quá bán với 52,5%, tỷ lệ dự đoán giá vàng giảm là 33,3% và còn lại 14,2% cho rằng giá vàng đi ngang.
Trước đó, chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng thế giới đã giảm xuống mức giá thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2020 là 1.736,60 USD/ounce.
Cả tuần trước, giá vàng thế giới giảm 2,7% và giảm 6,6% trong tháng Hai, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016. Như vậy, giá kim loại quý đã giảm giá liên tiếp hai tháng đầu tiên của năm 2021.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận