Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 (1/5), giá vàng thế giới tại Châu Á giảm nhẹ 0,70 USD/ounce (0,05%) và được giao dịch tại mức giá 1.283,40 USD/ounce.
Giá kim loại quý sáng sớm nay đã “thử” ngưỡng hỗ trợ 1.282 USD và đã bật tăng trở lại sau khi chạm ngưỡng này.
Diễn biến tích cực được ghi nhận trong cả phiên hôm qua và nhất là cuối phiên (đêm qua theo giờ Việt Nam) khi vàng đứng vững trên ngưỡng 1.282 USD/ounce. Phiên này, giá kim loại quý dù biến động trong biên độ rộng 1.279,30 - 1.286,90 USD/ounce nhưng đã ghi nhận một phiên giao dịch tăng giá.
Giá vàng kỳ hạn tháng 6 cũng tăng 3,40 USD/ounce lên mức 1.284,90 USD/ounce.
Như vậy, sau một phiên giảm điểm trước đó, giá vàng đã đảo chiều trong bối cảnh Ủy ban thị trưởng mở (FOMC) thuộc Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiến hàng cuộc họp chính sách hai ngày (thứ 3 và thứ 4 theo giờ địa phương).
Cuộc họp của FOMC cũng là thông tin nổi bật nhất trên thị trường trong phiên giao dịch hôm qua. Giá USD đã sụt giảm ngay trước thềm cuộc họp này cùng với chỉ số chứng khoán Mỹ đã yếu đi sau phiên tăng mạnh đầu tuần.
Chiều thứ 4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tổ chức họp báo ngay sau khi cuộc họp kết thúc. Giới phân tích dự đoán không có thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ tại cuộc họp này tuy nhiên các nhà giao dịch sẽ vẫn xem xét kỹ lưỡng cách diễn đạt thông điệp trong tuyên bố của FOMC và các ý kiến từ ông Powell để tìm mạnh mối trong chính sách lãi suất của Fed thời gian tới.
Liên quan tới các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, sau khi được nối lại vào ngày hôm qua, cuộc đàm phán dự kiến sẽ kéo dài sang tuần tới. Theo thông tin từ Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Mnuchin, “vẫn còn một số việc phải làm” nhưng hầu hết giới đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan và cho rằng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận thương mại trong vài tuần tới.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm giá trong ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế. Mục tiêu đột phá tiếp theo của giá vàng hiện nay vẫn là tạo ra mức đóng cửa trên ngưỡng 1.300 USD. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay có thể đẩy giá kim loại quý phá vỡ ngưỡng kháng cực 1.280,00 và sau đó là 1.275,00 USD/ounce.
Còn nếu có yếu tố đột biến hỗ trợ, vàng có thể tăng giá vàng vượt qua hai ngưỡng kháng cự vững chắc cũng là mức cao nhất của tuần trước là 1.290,90 và sau đó là 1.300 USD/ounce.
Trong nước, hệ thống SJC vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ 30/3 và 1/5, một số công ty khác đã mở cửa sớm.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Doji, sáng sớm nay, giá vàng Doji được niêm yết ở mức 36,30-36,40 triệu đồng/lượng, giảm 30 nghìn đồng hai chiều so với phiên trước. Mức giảm này cũng tương đương với mức tăng trong phiên trước.
Tập đoàn Phú Quý giữ nguyên mức giá vàng SJC 36,34-36,44 triệu đồng/lượng.
Tại hệ thống Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC sáng sớm nay được giữ nguyên ở mức 36,34-36,44 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng Rồng Thăng Long giảm 30 nghìn đồng còn 36,23-36,68 triệu đồng/lượng…
Dự kiến trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 này (1/5) giá vàng trong nước sẽ tăng nhẹ từ hiệu ứng thị trường thế giới
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận