Cuối tuần, giá vàng trong nước tiếp tục sụt giảm. Ảnh minh họa
Giá vàng trong nước
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, các thương hiệu trong nước tiếp tục đồng loạt giảm mạnh.
Cụ thể, lúc 9h, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM giảm thêm 50 nghìn đồng hai chiều so với chốt phiên hôm qua về 56,15-56,75 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng giảm 50 nghìn đồng hai chiều còn 56,15-56,75 triệu đồng/lượng.
Cùng xu hướng, giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm mạnh 110 nghìn đồng hai chiều về 51,88-52,48 triệu đồng/lượng.
Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ giảm mạnh hơn với 200 nghìn đồng hai chiều chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra khi được niêm yết 51,40-52,20 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Đây là phiên giảm mạnh thứ 3 liên tiếp của các thương hiệu trong nước. Với đà giảm này, thị trường trong nước đang hướng tới một tuần giảm giá.
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới phiên đêm qua chốt tuần tại 1.765,10 USD/ounce, đánh dấu phiên thứ 5 liên tiếp giảm giá trong tuần.
Giá vàng thế giới giảm phiên thứ 5 trong tuần
Bao trùm trong tuần qua là sự kiện cuộc họp chính sách hai ngày 15 và 16/6 của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed). Sau cuộc họp này, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp 0% và đưa ra thông điệp xem xét tăng lãi suất vào năm 2023.
Thông tin này đã đè bẹp giá vàng. Trên thực tế, giá kim loại quý đã giảm mạnh từ trước thềm cuộc họp. Như vậy, giá vàng đã giảm trọn 5 phiên của tuần giao dịch.
Giới phân tích cho rằng, lần đầu tiên kể từ khi bùng phát đại dịch toàn cầu 3/ 2020, Fed đã bắt đầu các bước mạnh mẽ để giữ cho nền kinh tế không bị sụp đổ và sau đó tạo ra một môi trường tiền tệ phù hợp để nền kinh tế phục hồi khi bắt đầu triển khai chiếm dịch tiêm vaccine.
Tuy nhiên, họ cũng cho rằng, trong suốt một năm rưỡi qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn cực kỳ hoang mang về thời điểm họ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ cũng như chương trình mua trái phiếu trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng.
Giới phân tích cũng đưa ra nhận định, tỷ giá của đồng USD với các đồng tiền mạnh khác giảm dần kể từ tháng 3/2022. Điều này đã dẫn đến một làn saongs trên thị trường tài chính, trong đó gồm cả thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa. Riêng thị trường kim loại quý được dự báo sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.
Trong 3 phiên giao dịch vừa qua thị trường kim loại chứng kiến đợt bán tháo. Áp lực bán gia tăng trong phiên cuối tuần khi các thành viên Fed bỏ phiếu cho ông James Bullard, Chủ tịch Ngân hàng Liên bang St. Louis, và ủng hộ hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất cơ bản của Fed vào năm 2022.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận