Vàng được dự báo tăng giá trong tuần giao dịch tới
Giá vàng thế giới
Theo kết quả khảo sát diễn biến giá vàng tuần tới, tỷ lệ dự đoán giá vàng tăng đã đảo chiều hoàn toàn trong tuần này.
Cụ thể, có tới 46% chuyên gia nhận định giá vàng tăng vào tuần tới. Tỷ lệ này tăng mạnh so với tuần trước và áp đảo hai xu hướng còn lại. Bên cạnh đó, có 31% chuyên gia nhận định giá vàng giảm và 23% giữ quan điểm trung lập.
Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến, tỷ lệ ủng hộ xu hướng tăng cũng áp đảo với 65%, còn lại 21% dự đoán giá vàng giảm và còn lại 14% cho rằng giá vàng đi ngang.
Chốt phiên giao dịch tuần vừa qua, giá vàng thế giới phục hồi lên 1.745,90 USD/ounce.
Với 4 phiên tăng, một phiên giảm, tính chung cả tuần, giá vàng thế giới tăng gần 1%, cũng là tuần tăng giá thứ hai liên tiếp của kim loại quý.
Tác động tới diễn biến thị trường tuần qua là cuộc họp chính sách của cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) với tuyên bố của chủ tịch Jerome Powell sau khi kết thúc cuộc họp này là không tăng lãi suất vào năm 2021, 2022 và thậm chí có thể sang năm 2023. Đây dường như là một lời cam kết rằng Fed sẽ kiên định theo chính sách này.
Ngay sau đó, giá vàng đã phục hồi mạnh mẽ với mức tăng hai con số. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn mà đà tăng giá này mang lại chính là tạo động lực dẫn dắt giá vàng tiếp tục tăng cao hơn trong các phiên tiếp theo.
Vàng trong nước kỳ vọng tăng theo thị trường thế giới. Ảnh minh họa
Giá vàng trong nước
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng SJC tại TPHCM phục hồi lên 55,15-55,65 triệu đồng/lượng; Giá vàng Doji tại Hà Nội cũng nhích lên 55,15-55,65 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra.
Trong khi đó, giá vàng 9999 NPQ chốt tuần dưới mốc 52 triệu khi chỉ còn 51,20-51,90 triệu đồng/lượng. Giá vàng 24K Rồng vàng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu phục hồi phiên cuối tuần lên 51,64-52,24 triệu đồng mỗi lượng mua vào và bán ra…
Tuần qua, giá vàng trong nước không biến động mạnh như giá vàng thế giới. Có nhiều phiên xuất hiện diễn biến trái chiều giữa các thương hiệu lớn và các thương hiệu nhỏ.
Đáng chú ý, các thương hiệu đã co hẹp khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra về 350-700 nghìn đồng/lượng để kích thích giao dịch.
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC giảm 200 nghìn đồng; Giá vàng Doji giảm 150 nghìn đồng; Giá vàng NPQ của Phú Quý giảm mạnh 400 nghìn đồng và giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm 180 nghìn đồng mỗi lượng.
Tuần tới, nếu thị trường thế giới tiếp tục phục hồi đúng như kỳ vọng thì sẽ là lục đẩy cho thị trường trong nước.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận