Theo kết quả khảo sát diễn biến giá vàng tuần tới, cả giới chuyên gia và các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan về triển vọng tăng của giá kim loại quý.
Cụ thể, có tới 60% chuyên gia ủng hộ xu hướng tăng giá, 33% cho rằng giá giảm và chỉ có 7% giữ quan điểm trung lập.
Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến trên thị trường, tuần này có 54% nhà đầu tư dự đoán giá vàng sẽ tăng, 29% dự đoán vàng sẽ giảm và 17% nhà đầu tư cho rằng giá vàng đi ngang.
Kết thúc phiên giao dịch tuần trước, giá vàng thế giới phục hồi thành công lên ngưỡng 1.700 USD/ounce và chốt tại 1.703,90 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng giá trở lại sau hai phiên giảm mạnh trước đó.
Hiện kim loại màu đang được giao dịch trong vùng giá cao 1.700-1.730 USD/ounce. Các hoạt động chốt lời đang là yếu tố kìm hãm sự tăng giá của vàng nhưng nhiều ý kiến vẫn ủng hộ quan điểm vàng sẽ còn tăng giá khi khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh sẽ rất nặng nề và đặc biệt khi nguồn cung vàng đang hạn chế do các mỏ khai thác vẫn đang đóng cửa.
Tháng 4 vừa qua, giá vàng đã tăng hơn 7%. Tính từ đầu năm, vàng đã tăng tới 13%.
Với giá vàng kỳ hạn, chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao tháng 6 tăng nhẹ 0,4%, lên 1.700,9 USD/ounce. Giảm 2% trong tuần nhưng tính cả tháng 4 giá vàng kỳ hạn vẫn tăng 6,1%.
Trong nước, chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng SJC trên hệ thống Phú Quý được niêm yết 47,80-48,35 triệu đồng/lượng sau khi tăng mạnh 100 nghìn đồng chiều mua vào và giảm 50 nghìn đồng chiều bán ra phiên cuối tuần.
Giá vàng Doji tăng nhẹ phiên cuối tuần lên chốt tại 47,75-48,15 triệu đồng/lượng; Vàng PNJ chốt tại 46,10-47,20 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh nới nhẹ khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra và chốt tuần tại 45,71-46,46 triệu đồng…
Tính chung cả tuần, vàng SJC giảm 300 nghìn đồng; Vàng Doji giảm 500 nghìn đồng; vàng PNJ giữ nguyên giá và vàng Rồng Thăng Long giảm 300 nghìn đồng…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận