Giá vàng hôm nay 24/4 là bao nhiêu? Giá vàng Kitco, Giá vàng SJC, Doji, Rồng Vàng Thăng Long, NPQ, 9999, cập nhật mới và chính xác nhất dưới đây:
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước vừa trải qua một tuần dao dịch thăng trầm.
Hai thương hiệu lớn vẫn tăng mạnh tuần qua. Ảnh minh hoạ
Giá vàng SJC giảm 100 nghìn đồng phiên cuối tuần và khép lại tuần giao dịch tại 69,70-70,40 triệu đồng/lượng.
Giảm 250 nghìn đồng phiên cuối tuần, giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội chốt tuần tại 79,60-70,40 triệu đồng/lượng.
Cùng xu hướng, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giảm 150 nghìn đồng phiên cuối tuần và khép lại tuần giao dịch tại 55,78-56,43 triệu đồng/lượng.
Giá giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng khép lại phiên cuối tuần 55,65-55,45 triệu đồng/lượng mua vào bán ra sau khi giảm 200 nghìn đồng trong phiên hôm qua.
Tuần qua, giá vàng trong nước bám theo diễn biến thế giới. Khi giá vàng thế giới lên quanh 2.000 USD/ounce vàng trong nước cũng liên tục tăng mạnh và đã tái lập 71 triệu đồng.
Nhưng ngay sau đó, giá vàng trong nước đã đảo chiều giảm mạnh theo thị trường thế giới, tuy nhiên mức giảm của một số thương hiệu không tương ứng với mức giảm trên thị trường thế giới.
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC tăng mạnh 550 nghìn đồng, vàng Doji tăng mạnh hơn với 750 nghìn đồng.
Ngược lại, giá vàng Rồng Thăng Long giảm 190 nghìn đồng và vàng NPQ cũng giảm 200 nghìn đồng mỗi lượng cả tuần qua.
Giá vàng thế giới
Sau khi trải qua một tuần tăng mạnh rồi giảm sâu, triển vọng thị trường vàng tuần tới tiếp tục ảm đạm.
Cụ thể, theo kết quả khảo sát diễn biến giá vàng thế giới tuần tới của Kitco News, tỷ lệ chuyên gia nhận định giá vàng đi lên tiếp tục giảm từ 46% về còn 39%; Tỷ lệ chuyên gia dự đoán giá vàng giảm nhích nhẹ từ 31% lên 33%; Tỷ lệ chuyên gia giữ quan điểm trung lập cũng giảm từ 38% về 28%.
Không đi ngược như tuần trước, tuần này các nhà đầu tư cũng có quan điểm tương tự như các chuyên gia: Tỷ lệ nhà đầu tư ủng hộ giá vàng tăng đã giảm mạnh từ 72% về 56%; Tỷ lệ dự đoán giá vàng giảm từ tăng từ 16% lên 26%; Còn lại tỷ lệ cho rằng giá vàng đi ngang là 18%.
Tâm lý thị trường chưa được cải thiện
Trước đó, khép lại phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới chốt ở thấp gần nhất phiên là 1.933,30 USD/ounce.
Giá kim loại quý đã giảm mạnh 41,9 USD (tương đương giảm gần 1,2 triệu đồng/lượng quy đổi), tương ứng giảm 1,9% cả tuần.
Bao trùm thị trường tuần qua là những lo ngại liên quan đến lạm phát tăng và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 5 tới.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine, đại dịch Covid-19 lan rộng tại Trung Quốc và sức ép lạm phát gia tăng trên toàn cầu có lúc đẩy giá vàng vượt 2.000 USD/ounce, cao nhất trong một tháng.
Nhưng ngay sau đó, áp lực về lãi suất đã đẩy vàng đảo chiều giảm mạnh.
Phát biểu tại hội nghị do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức tại Washington D.C. ngày 21/4, Chủ tịch Fed ông Jerome Powell cho rằng cần tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn.
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư đang mong đợi Fed tăng 50 điểm cơ bản tại các cuộc họp vào tháng 5, tháng 6 và có thể thêm cả tháng 7 tới.
Lợi tức kho bạc Mỹ tăng vọt và đã vượt 2,9% vào cuối tuần đã kéo vàng giảm mạnh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận