Giá vàng ngày vía Thần Tài 21/2: Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn quá cao, cẩn trọng khi mua bán, đầu tư, tích trữ. Ảnh minh họa
Mở cửa phiên giao dịch ngày vía Thần Tài sáng nay, giá vàng trong nước chỉ biến động nhẹ.
Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TPHCM được niêm yết 55,65-56,35 triệu đồng/lượng, tăng nhẹ chiều bán ra thêm 50 nghìn đồng. Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội giữa nguyên mức giá 55,60-56,30 triệu đồng/lượng. Giá vàng 24k Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giữ nguyên 54,30-55,00 triệu đồng/lượng.
Trên hệ hống Phú Quý, giá vàng miếng SJC giảm 100 nghìn chiều bán ra khi niêm yết 55,60-56,00 triệu đồng/lượng; Giá vàng 9999 NPQ giữ nguyên 54,20-54,90 triệu đồng/lượng…
Giá vàng trong nước
Sáng sớm nay 21/2, ngày vía Thần Tài mừng 10 tháng Giêng, giá SJC tại thị trường TP HCM được niêm yết 55,65-56,30 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra so với cùng thời điểm phiên trước.
Đây là phiên giảm thứ tư liên tiếp sau Tết Nguyên đán của giá vàng SJC.
Giá vàng Doji tại Hà Nội sáng sớm ngày vía Thần Tài được niêm yết 55,60-56,30 triệu đồng/lượng, giảm thêm 100 nghìn đồng hai chiều.
Giá vàng 24k Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lại có sự điều chỉnh trái chiều khi tăng nhẹ 20 nghìn đồng chiều mua vào và giảm nhẹ 30 nghìn đồng chiều bán ra, hiện 54,30-55,00 triệu đồng/lượng.
Trên hệ hống Phú Quý, giá vàng miếng SJC cũng tiếp tục giảm thêm 250 nghìn đồng chiều mua vào và giảm 200 nghìn đồng chiều bán ra về 55,60-56,10 triệu đồng/lượng; Giá vàng 9999 NPQ chỉ tăng chiều mua vào 100 nghìn đồng khi niêm yết 54,20-54,90 triệu đồng/lượng…
Đáng chú ý, hôm nay các thương hiệu vàng trong nước đã co hẹp nhẹ khoảng cách mua vào và bán ra, dao động từ 500 đến 700 nghìn đồng tùy thương hiệu để kích thích giao dịch.
Hôm nay là ngày vía Thần Tài, thị trường mở cửa sớm, một số doanh nghiệp đã thông báo mở cửa giao dịch từ 7h sáng để phục vụ khách hàng trong ngày quan trọng nhất trong năm.
Như Báo Giao thông đã thông tin, giá vàng thế giới đã giảm rất mạnh trong một tuần qua và tụt xuống dưới mốc 50 triệu đồng/lượng quy đổi song giá vàng trong nước vẫn ở mức cao trên 56 triệu đồng với thương hiệu lớn và quanh 55 triệu đồng với thương hiệu nhỏ. Mức chênh lệch này sẽ được duy trì đến hết dịp Thần Tài.
Chính vì vậy, các hoạt động lướt sóng hay mua đầu tư, tích trữ… nên được cân nhắc cẩn trọng.
Triển vọng giá vàng tuần tới khá ảm đạm
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới chốt phiên cuối tuần tại 1.785,6 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng giá trở lại sau ba phiên giảm mạnh liên tiếp.
Đến thời điểm này, giá vàng thế giới tương đương 49,51 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC 6,79 triệu đồng mỗi lượng.
Kết thúc một tuần ảm đạm với hoạt động bán ra mạnh mẽ, giá vàng giao ngay giảm khoảng 2,4%. Đây là mức giảm cao nhất kể từ đầu tháng 1 tới nay.
Điểm sáng duy nhất trong tuần là hoạt động mua vào giá rẻ đã tăng mạnh trong phiên cuối tuần khi giới đầu tư cho rằng giá vàng đã giảm xuống mức kỳ vọng để mua vào. Điều này đã giúp giá vàng thế giới hồi phục trong phiên cuối tuần.
Dù vậy, nhận định triển vọng giá vàng tuần tới vẫn khá ảm đạm. Cụ thể, chỉ có 17% chuyên gia cho rằng giá vàng tăng trong tuần tới trong khi tỷ lệ nhận định giá vàng giảm lên tới 72% và còn lại 11% giữ quan điểm trung lập.
Còn đối với kết quả khảo sát trực tuyến cân bằng hơn bởi 43% nhà đầu tư dự đoán giá vàng tăng, 40% dự đoán giá vàng giảm và 17% dự đoán giá vàng đi ngang.
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm vẫn đang có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn trong bối cảnh xu hướng giảm giá kéo dài 5 tuần trên biểu đồ ngày.
Mục tiêu tăng giá tiếp theo là tạo ra giá đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc cũng là mức mức cao nhất của tuần này là 1.800 USD/ounce. Ngược lại, mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá tương lai xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.750 USD/ounce.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận