Thị trường

Giá xăng dầu hôm nay 22/3: Tăng mạnh khi EU cân nhắc lệnh cấm dầu Nga

22/03/2022, 09:05

Giá xăng dầu hôm nay 22/3: WTI ngưỡng 114,16 USD/thùng, dầu Brent 117,41 USD/thùng.

Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 22/3/2022 với những thông tin mới nhất.

Dầu thô tiếp tục tăng mạnh, sau phiên đã tăng hơn 7% hôm qua, khi xem xét tham gia với Mỹ trong lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/3/2022

Phiên giao dịch sáng nay, 22/3 (Giờ Việt Nam), giá dầu tiếp đà tăng sau khi đã tăng hơn 7% vào thứ Hai, với giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu tăng trên 115 USD/thùng.

Khi các quốc gia Liên minh Châu Âu xem xét tham gia với Mỹ trong lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, trong bối cảnh Saudi Arabia, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, đang đối mặt với các vụ tấn công của phiến quân Houthi nhằm vào các phức hợp năng lượng.

Cụ thể, dầu WTI tăng 2,04 USD/thùng tương ứng 1,82% lên mức 114,16 USD/thùng; Dầu Brent tăng 1,79 USD/thùng tương ứng 1,55% lên mức 117,41 USD/thùng.

img

Giá dầu tiếp đà tăng sau khi đã tăng hơn 7% vào thứ Hai

Các chính phủ của Liên minh Châu Âu sẽ xem xét liệu có nên áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga vào cuộc họp trong tuần này với Tổng thống Mỹ Joe Biden hay không.

Sự kiện là một loạt các hội nghị thượng đỉnh sẽ bàn luận xoay quanh việc phản ứng của phương Tây đối với Moscow (Nga).

“Nó có thể là bờ vực cho những rắc rối toàn cầu về nguồn cung”, John Kilduff, một đối tác của Again Capital LLC nhận định.

Trong khi đó, tại châu Âu, Ukraine từ chối hạ vũ khí tại thành phố Mariupol bất chấp “tối hậu thư” từ Nga.

Phía Nga cho biết, các cuộc đàm phán với Ukraine không đạt được nhiều kết quả và sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự để tránh quân đội Ukraine có thể tái cấu trúc.

Các hy vọng về thành công ngoại giao đang giảm dần, bất chấp việc phía Ukraine nỗ lực thúc đẩy cuộc gặp giữa 2 Tổng thống.

Hành động của Nga đang khiến cho các nước thuộc Liên minh châu Âu EU cân nhắc gia tăng các lệnh trừng phạt, đặc biệt là vào ngành năng lượng, lĩnh vực cung cấp dòng tiền chính cho Nga.

Tuy vậy, Nga cung cấp 27% lượng dầu nhập khẩu cho khối, do đó phương án này đang vấp phải sự phản đối của nhiều thành viên, trong đó có các nước lớn như Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.

Phía Nga cảnh báo các lệnh cấm vận mới có thể đẩy giá dầu lên mức 300 USD/thùng.

Theo CNBC, với rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột giảm bớt, đặt dấu hỏi lớn rằng “liệu thị trường có thể tìm nguồn cung thay thế sự sụt giảm dầu của Nga khi bị trừng phạt hay không”.

Ở một khía cạnh khác, cuối tuần qua, tại Saudi Arabia, quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 2 thế giới, đang đối mặt với các vụ tấn công của phiến quân Houthi nhằm vào các phức hợp năng lượng.

Điều này gây lo ngại về thị trường sản phẩm dầu hỗn loạn, trong bối cảnh hàng tồn kho toàn cầu đang ở mức thấp nhất trong năm.

Saudi Arabia cho biết, họ sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung dầu toàn cầu nào sau các cuộc tấn công này.

Mặt khác, báo cáo mới nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga, hay còn gọi là OPEC+, cho thấy một số nhà sản xuất vẫn đang thiếu hạn ngạch nguồn cung đã thỏa thuận.

Ngoài ra, giá dầu cũng “nhạy cảm” khi Hồng Kông dỡ bỏ các hạn chế kiểm soát dịch bệnh Covid-19, điều này có thể làm tăng nhu cầu...

Giá xăng dầu trong nước hôm nay thế nào?

Giá bán các loại xăng dầu trong nước hôm nay áp dụng mức được điều chỉnh từ 15h chiều ngày 21/3/2022.

Theo đó, giá xăng RON 95 giảm 630 đồng/lít, xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng/lít so với giá bán hiện hành.

Sau khi điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng RON 95 không cao hơn 29.190 đồng/lít; Xăng E5 RON 92 không cao hơn 28.330 đồng/lít.

Giá dầu cũng đồng loạt giảm sâu trong kỳ điều chỉnh hôm nay. Cụ thể, giá dầu diesel giảm 1.630 đồng/lít, xuống mức 23.630 đồng/lít; Dầu hoả giảm 1.670 đồng/lít xuống mức 22.240 đồng/lít.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.