Ông Yoshinori Ohsumi đang làm việc cho Viện Công nghệ Tokyo, Nhật bản giành giải Nobel Sinh học - Y học 2016 |
Chiều 3/10, Thư ký Ủy ban Nobel về Sinh học và Y học Thomas Perlmann xướng tên ông Yoshinori Ohsumi, sinh năm 1945, đến từ Fukuoka (Nhật Bản), đang làm việc cho Viện Công nghệ Tokyo, Nhật bản cho giải Nobel Sinh học - Y học năm 2016 vì những phát hiện của ông về cơ chế tự thực (autophagy). Cơ chế tự thực là quá trình căn bản để tự hủy và tái tuần hoàn các thành phần tế bào.
Theo thông lệ, giải thưởng Nobel Sinh học - Y học trị giá 8 triệu cuaron Thụy Điển (960.000 USD).
Từ autophagy được phái sinh từ tiếng Hi Lạp trong đó auto nghĩa là “tự” và “phagein” là “ăn” như vậy autophagy có nghĩa là “tự thực” - tự ăn chính mình. Khái niệm này nổi lên từ những năm 60 thế kỷ 20, trong đó các nhà nghiên cứu lần đầu tiên quan sát thấy các tế bào có thể "tự ăn mình" bằng cách tự bao quanh mình bằng một lớp màng, tạo thành các túi giống chiếc bao có thể vận chuyển đến các bào quan tái chế được gọi là lysosome để tiêu hủy.
Trong quá trình nghiên cứu, ông Yoshinori Ohsumi sử dụng nấm men của bánh mỳ để xác định các gen cần cho quá trình tự thực. Sau đó, ông giải thích các cơ chế cơ bản cho quá trình tự thực trong nấm men và cho thấy, các tế bào người đang sử dụng chính cơ chế phức tạp này của nấm men.
Những phát hiện của ông Ohsumi mang đến mô hình mới để hiểu hơn về cách tế bào tái tuần hoàn. Những phát hiện trên mở đường để hiểu rõ tầm quan trọng cơ bản của quá trình tự thực trong nhiều quá trình sinh lý khác như việc thích ứng với cơn đói hay phản ứng với nhiễm trùng. Đột biến trong các gen tự thực có thể gây bệnh tật và quá trình tự thực liên quan đến nhiều điều kiện khác bao gồm ung thư và các bệnh thần kinh.
Xem video Lễ công bố giải Nobel Sinh học - Y học 2016
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận