Vận tải

Giải pháp nào phát triển giao thông công cộng đô thị Đà Nẵng?

06/12/2016, 22:04

Cần phát triển giao thông công cộng như một thành tố vận động trở thành “Thành phố môi trường” của Đà Nẵng

tau dien

Việc Đà Nẵng mạnh dạn tính toán và đầu tư hình thành một hệ thống xe điện Tramway giải quyết bài toán giao thông công cộng đô thị, là lựa chọn khoa học và hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Các chuyên gia phân tích, Đà Nẵng trong bối cảnh phát triển đô thị hóa nhanh chóng những năm qua, đã bắt đầu hiện hữu những nguy cơ mà Hà Nội hay TP.HCM đã đối mặt. Như: vấn nạn ô nhiễm không khí, khí thải phương tiện, tình trạng tắc nghẽn giao thông...

Nhận rõ nguy cơ đó, Đà Nẵng gần đây đã và đang chú trọng công tác bảo vệ môi trường qua các đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” (2008) hay đề án Phát triển cây xanh đô thị (từ năm 2011 – 2020); với mục tiêu đến năm 2020, địa phương bảo đảm các chỉ số an toàn về cảnh quan, chất lượng môi trường đất, nước và không khí, phát triển diện tích cây xanh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng...

Những nỗ lực này đã và đang giúp Đà Nẵng có được thành quả khả quan, tích cực qua các giải thưởng, như: Thành phố bền vững về môi trường ASEAN (năm 2011), Thành phố phát thải các-bon thấp (năm 2012); một trong 20 thành phố xanh - sạch - đẹp (năm 2013). Đà Nẵng cũng được lọt vào vị trí thành viên “Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu" (năm 2014).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xét trên từng lĩnh vực hạ tầng đô thị, vấn đề môi trường vẫn tồn tại thách thức nếu không kịp thời xử lý. Điển hình như giao thông đô thị Đà Nẵng đặt ra những vấn đề đáng quan tâm về chất lượng phương tiện cá nhân, khí thải... Trong khi mạng lưới hệ thống phương tiện công cộng vẫn còn khiêm tốn.

Ảnh ĐN

Phát triển giao thông công cộng như một thành tố vận động trở thành “Thành phố môi trường” của Đà Nẵng.

Các chuyên gia cảnh báo, việc chỉ có chủ yếu các nút giao thông đồng mức, áp lực mật độ phương tiện cá nhân ngày càng tăng, việc quản lý điều hành còn hạn chế... Đà Nẵng chắc chắn sẽ sớm đối mặt vấn nạn tắc nghẽn giao thông. Điều này đòi hỏi thành phố cần có "tầm nhìn chiến lược", tính đến những giải pháp đầu tư phương tiện công cộng để giảm tải.

Theo Sở GTVT Đà Nẵng, thời gian qua, thành phố nỗ lực đầu tư hệ thống các phương tiện giao thông công cộng. Tập trung các giải pháp dùng xe bus hoặc xe bus chuẩn BRT. Nhưng các chuyên gia cho rằng đây cũng chính là những tác nhân tăng áp lực cho mật độ phương tiện đường bộ đô thị, và vẫn xả thải khí CO, ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết tối ưu vấn đề này, theo các chuyên gia, mạng lưới phương tiện giao thông công cộng của thành phố phải vừa hiện đại, bảo đảm môi trường, vừa giải quyết tốt bài toán ách tắc giao thông và nguồn kinh phí. Trong bối cảnh ngân sách địa phương còn hạn hẹp, rõ ràng Đà Nẵng phải chọn mô hình phương tiện công cộng hợp lý nhất, với tiêu chuẩn “thành phố đáng sống” để hành động.

image.

Hệ thống Monorail cùng Tramwai đang được nhiều đô thị chọn cho giải pháp giao thông thông minh.

Nhiều chuyên gia gợi mở giải pháp loại hình tuyến xe điện Tramway cho Đà Nẵng. Thực tế, từ năm 2000, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Văn Ga (Thứ trưởng Bộ GD- ĐT), lúc đó là Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Đà Nẵng cũng đề xuất phương án này cho Đà Nẵng. Ý tưởng được các nhà tài trợ nước ngoài tán thành và sẵn sàng ký hợp đồng tài trợ cho dự án triển khai trên đường phố Đà Nẵng. Không ít tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản cũng đặt vấn đề với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng để nghiên cứu dự án Monorail.

Các nghiên cứu và ứng thực tế ô hình giao thông công cộng như Monorail và Tramway được phân tích qua các lợi thế quan trọng:

Thứ nhất, Với hệ thống Tramway, đây là hệ thống vận tải công cộng dạng toa kéo, chạy trên ray đơn hướng như xe lửa, với khối lượng lớn chở cùng lúc nhiều người, phục vụ tốt nhu cầu đi lại dân sinh và du khách. Hệ thống này sử dụng ray đặt chìm trên mặt đường nên không tạo sự cách biệt đường đi riêng như xe lửa, rất an toàn cho hành khách đi lại; đặc biệt dùng năng lượng điện nên bảo đảm không phát sinh khí thải độc hại ra môi trường.

Do tuyến xe điện tramway có thể tận dụng ngay chính các vệt phân làn giữa đường đô thị làm lộ trình hoạt động, với các trạm đỗ dừng đón khách ngay các điểm nút giao thông, đèn tín hiệu, nên rất thuận tiện để hành khách đi lại và không gây kẹt xe như các dạng xe bus.

Thứ hai, với hệ thống Monorai là dạng phương tiện vận tải công cộng cũng dạng toa xe chạy bằng điện đi trên không trung theo tuyến riêng biệt sẽ giảm được áp lực tắc nghẽn giao thông đáng kể. Ngoài ra điểm tích cực về môi trường tương tự Tramway.

Thực tế đến nay, nhiều thành phố hiện đại trên thế giới đều đã quen với 2 loại hình phương tiện vận tải công cộng là Metro, Tramway và Monorail. Hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM hiện cũng đã và đang triển khai các dự án vận tải công cộng với 2 loại hình này. Trong khi Đà Nẵng đã từng đề cập rất sớm nhưng chưa thực thi.

Nguyên nhân được coi là vấn đề nguồn vốn đầu tư. Bởi theo ghi nhận chung, Monorail, Tramway có vốn đầu tư tài chính cao hơn các mô hình khác như xe bus BRT từ 40-50%, Chi phí đầu tư cho Metro cao hơn hệ thống BRT từ 10 đến 15 lần sẽ nút thắt khó khăn cho ngân sách thành phố. Song nếu nhìn nhận từ góc cạnh nhu cầu giao thông xã hội được giải quyết tốt hơn, mà chất lượng môi trường vẫn bảo đảm, thì mô hình Monorail hay Tramway vẫn là giải pháp có hiệu quả kinh tế cao.

Theo các chuyên gia, việc Đà Nẵng mạnh dạn tính toán và đầu tư hình thành một hệ thống xe điện Monorail, Tramway là giải pháp khoa học và hợp lý. cho tầm nhìn phát triển bền vững của mình. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.