Giám đốc quản lý IMF Christine Lagarde |
Giám đốc quản lý IMF Christine Lagarde nói, việc thương mại toàn cầu sụt giảm đáng kể, hàng hoá tuột giá là những yếu tố đe doạ nền kinh tế thế giới. Ngành tài chính nhiều nước có thể suy yếu vì các rủi ro tài chính tại các thị trường mới nổi. Ngoài ra, người đứng đầu IMF khẳng định: năng suất sản xuất thấp, tỉ lệ dân số già hoá tại các nước phát triển và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
Như vậy, “kinh tế toàn cầu phát triển sẽ theo chiều hướng đáng thất vọng và thất thường trong năm 2016” – Lagarde nói. IMF còn cảnh báo có thể xảy ra“những hiệu ứng tràn” do tỉ lệ lãi suất tăng. Hiệu ứng "tràn" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong kinh tế, khi một hoạt động kinh tế/ một doanh nghiệp/ một quá trình ảnh hưởng đến những hoạt động/ tổ chức/ quá trình khác mà tưởng chừng như hai hoạt động/ doanh nghiệp/ quá trinh này không có liên quan gì đến nhau.
IMF còn lo ngại khả năng các nền kinh tế đã phát triển có thể bị sốc kinh tế.
“Hầu hết các nền kinh tế đã phát triển trừ Mỹ và Anh có thể cần nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng tất cả các nước trong danh sách này nên cân nhắc hiệu ứng tràn khi đưa ra bất cứ quyết định nào”– bà Lagarde nói. Bà Lagarde cũng cảnh báo, tỉ lệ lãi suất cao và đồng đô-la mạnh của Mỹ có thể dẫn tới hệ quả, nhiều công ty của nước này không thể trả nợ, từ đó “lây lan” sang các ngân hàng...
Tuy nhiên, bà Lagarde cũng ca ngợi động thái của Mỹ trong việc bình thường hoá chính sách tiền tệ và những nỗ lực xoay chuyển nền kinh tế theo hướng tiêu dùng của Trung Quốc là những hành động “cần thiết và lành mạnh”.
Trước đó, trong các đánh giá của IMF hồi tháng 10 vừa qua, tổ chức này dự đoán năm 2016, tỉ lệ phát triển kinh tế thế giới khoảng 3,6%.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận