Quân sự

Giữa bất ổn tại Myanmar, Nga có thay đổi kế hoạch giao chiến cơ?

24/07/2021, 08:47

Nga đang xúc tiến kế hoạch giao chiến cơ Sukhoi Su-30 cho chính quyền quân quản Myanmar.

Ngày 24/7, trang The Moscow Times dẫn lời ông Dmitry Shugayev, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga về Hợp tác Kỹ thuật – Quân sự, cho biết, Nga vẫn tiếp tục thực hiện các kế hoạch giao máy bay Su-30 và Yak-130 cho Myanmar.

Nga đã đồng ý bán 6 máy bay Su-30 cho Myanmar từ năm 2018 khi quân đội nước này đang tiến hành cuộc chiến chống lại phiến quân Hồi giáo Rohingya. Không lực Myanmar đang vận hành nhiều máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 và chiến cơ MiG-29 của Nga.

Trong chuyến thăm tới thủ đô Naypyitaw hồi tháng 1 – thời điểm trước đảo chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đồng ý cung cấp cho Myanmar thêm nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Pantsir-S1, máy bay do thám Orlan-10E và thiết bị radar.

Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tại Myanmar, theo dữ liệu từ hải quan Nga, tháng trước, quân đội Myanmar tiếp tục nhập lô thiết bị radar trị giá 14,7 triệu USD.

img

Máy bay Su-30 của Nga

Quan điểm duy trì quan hệ quân sự giữa Moscow với Naypyitaw đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nêu rõ trong cuộc gặp với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar - Thống tướng Min Aung Hlaing, tại thủ đô Moscow.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Shoigu khẳng định: “Myanmar là một đối tác chiến lược và là đồng minh đáng tin cậy đã được thử thách qua thời gian tại Đông Nam Á và Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”. Bộ trưởng Shoigu nhấn mạnh, “hợp tác quân sự và kỹ thuật-quân sự là một phần quan trọng trong mối quan hệ phức hợp giữa Nga-Myanmar”.

Nhiều tổ chức giám sát quốc tế cho biết, Naypyitaw đã chi 807 triệu USD để nhập khẩu vũ khí Nga trong 1 thập kỷ qua, đưa Moscow trở thành nhà xuất khẩu quân sự lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.

Về vấn đề bất ổn tại Myanmar sau cuộc đảo chính hồi tháng 2, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định sẵn sàng hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thảo luận về một giải pháp hòa bình đối với tình hình chính trị ở Myanmar.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.