Cầu khỉ, cầu ván xiêu vẹo, chắp vá là hình ảnh bắt gặp nhiều nhất tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. |
Những ngày qua, bà con miền Tây Nam Bộ gia cố nhà cửa phòng chống bão Tembin khiến nhiều người không khỏi lo lắng, bởi thảm họa sẽ đến bất cứ lúc nào do nền tảng hạ tầng vừa yếu vừa thiếu, kinh nghiệm chống bão của bà con gần như là số không.
Đã có nhiều chuyên gia chỉ rõ, miền Tây có 3 vùng trũng (hạ tầng, nhân lực, giáo dục) thì vùng trũng giáo dục, nhân lực một phần cũng do hạ tầng giao thông gây nên. Đây là điểm nghẽn lớn nhất cho sự phát triển toàn vùng.
Mặc dù thời gian gần, nhà nước đã đầu tư phát triển hạ tầng giao thông miền Tây. Tuy nhiên, gần như toàn bộ đầu tư chủ yếu để kết nối liên vùng, liên tỉnh. Còn phát triển giao thông, cầu đường từng xã, huyện vẫn đang là một bài toán khó, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của 18 triệu dân hàng ngày, hàng giờ...
Giao thông không được kết nối giữa từng ấp, từng xã, từng huyện khiến đời sống người dân cứ quẩn quanh trong ốc đảo của riêng mình. Giao thông huyết mạch tắc, hàng hóa không lưu thông, giá trị nông thủy sản thấp, văn hóa giáo dục không phát triển. Đời sống của đại đa số bà con nơi đây ngày càng thụt lùi so với các vùng miền khác.
Những chuỗi hệ quả kéo theo như vậy không thể tránh khỏi việc người dân không đủ nền tảng, điều kiện để phòng chống bão. Bài học trong thảm họa bão Linda 20 năm trước với những thiệt hại kinh hoàng về người và của vẫn còn nguyên giá trị.
Con đường đến với tương lai gập ghềnh hơn bao giờ hết |
Để thúc đẩy đời sống người dân phát triển, người miền Tây đang cần hơn bao giờ hết những câu cầu vững chãi, kiên cố liên kết thôn, ấp, xã như thế này. (Trong hình là Cầu thép dây văng Dr Thanh – Cả Gừa vừa được khánh thành tại xã Bình Phong Thạnh, Mộc Hóa, Long An trong đợt bão Tembin vừa qua) |
Với miền Tây, bão chỉ là một trong nhiều kết quả mà biến đổi khí hậu gây ra. Chúng ta đang và sẽ phải đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng khác. Nếu không có giải pháp, chúng ta sẽ phải trả giá đắt trước thiên nhiên. Nước biển dâng, sụt lún, xâm nhập mặn gia tăng, suy giảm tài nguyên nước ngọt, phù sa, lũ lụt,… dẫn tới những hệ lụy khôn lường, đe dọa trực tiếp tới quá trình phát triển toàn vùng, đời sống và sinh kế của người dân.
Giải pháp khẩn thiết và cũng là mệnh lệnh bắt buộc để cứu lấy miền Tây trước các thảm họa đó là phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống từ liên ấp, liên xã, liên huyện, đến kết nối liên tỉnh, liên vùng. Chỉ khi nút thắt này được cởi bỏ, đời sống người dân mới có cơ hội đi lên nhờ giao thương buôn bán, hình thành các liên kết chuỗi sản phẩm, gia tăng giá trị sản xuất, giao lưu văn hóa vùng miền.
Kết nối giao thương sẽ khơi dậy được tiềm lực, sức mạnh vô cùng lớn của vùng đất vốn được thiên nhiên ưu ái về điều kiện tự nhiên này. (Trong hình là cầu Dr Thanh – Cựa Gà do Tân Hiệp Phát, nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh xây dựng tại Thới Bình, Cà Mau) |
Để giải bài toán nói trên, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng cầu đường cho bà con. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này mang tính manh mún, bộc phát. Không có chiến lược dài hơi với quy mô lớn, ngoại trừ chương trình mang tên “Nhịp cầu ước mơ” do nhãn hàng Trà Thanh nhiệt Dr Thanh của Tân Hiệp Phát, một hãng giải khát nội địa triển khai khắp 13 tỉnh thành miền Tây từ 2 năm qua đem lại những kết quả đáng khích lệ được nhiều người biết tới.
Mục tiêu của “Nhịp cầu ước mơ” là thay cầu khỉ, cầu ván bằng cầu thép dây văng kiên cố có giá trị lớn cho người dân. Giải quyết nhu cầu giao thương đi lại của hàng trăm ngàn bà con, từ đó thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và địa phương phát triển, thoát nghèo, ổn định cuộc sống bền vững.
Tương lai của các thế hệ trẻ nơi đây sẽ có thêm hy vọng hơn nữa khi con đường đến trường được mở ra an toàn, vững chãi hơn |
Để kết nối đồng bộ toàn miền Tây, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển thì một chương trình “Nhịp cầu ước mơ” là không thể bởi sức một doanh nghiệp có hạn. Chúng ta cần huy động mọi nguồn lực, hiệu triệu mọi tổ chức xã hội, thành phần kinh tế, doanh nghiệp từ nội địa tới FDI để tạo nên sức mạnh tổng thể dưới sự chỉ đạo của Chính phủ mới có thể đưa miền Tây cất cánh như mong muốn.
Được như vậy thì miền Tây Nam Bộ, trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước với 18 triệu dân, đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu sẽ không còn dừng ở mức đóng góp 18% GDP của cả nước mà con số sẽ còn tăng cao gấp nhiều lần như tiềm lực vùng đang có.
Vùng đất Chín Rồng đang chờ được đánh thức một lần nữa!
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận