Grap vừa chính thức ra mắt GrabKitchen sau 1 tháng thử nghiệm. Mô hình này là ví dụ đầu tiên tại Việt Nam cho thấy xu hướng các hãng công nghệ trực tuyến online “lấn sân” sang mô hình bán lẻ offline, điều mà Amazon, Alibaba, Grab đã triển khai trên thế giới.
Được biết, GrabKitchen quy tụ 12 thương hiệu nhà hàng đối tác sẵn có của Grab trong dịch vụ đặt đồ ăn GrabFood. Trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Grab đã bổ sung thêm hai ngành nghề gồm kinh doanh cho thuê bất động sản; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động hồi tháng 4. Chia sẻ với báo chí, đại diện Grab xác nhận việc đăng ký thêm hai ngành nghề kinh doanh trên nhằm phục vụ việc triển khai GrabKitchen theo đúng thủ tục pháp lý. Vị này cũng nhấn mạnh doanh nghiệp không tham gia lĩnh vực bất động sản, việc cho thuê mặt bằng là hoàn toàn miễn phí.
Grab cho biết, theo thống kê, trong nửa đầu năm 2019, GrabFood đạt tổng giá trị giao dịch tăng 400%, ghi nhận số lượng đơn hàng xử lí trung bình hàng ngày lên đến 300.000 đơn hàng. Đồng thời, theo nghiên cứu độc lập của của Kantar công bố vào tháng 8/2019, 87% người tiêu dùng tại Việt Nam được khảo sát lựa chọn GrabFood là dịch vụ giao nhận thức ăn mà họ sử dụng thường xuyên nhất. Đây là lý do khiến Grab chủ động đầu tư GrabKitchen tại Việt Nam.
Ngoài Grab, hai ứng dụng khác đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường giao thức ăn là Go-Viet với dịch vụ Go-Food và Now.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận