Sau 3 năm, tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài có tổng chiều dài 1,3km do UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư với tổng kinh phí gần 350 tỷ đồng đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động. |
Tuyến đường thiết kế bề rộng mặt cắt ngang 28,3 - 30m, gồm lòng đường 15m, phần lớn vỉa hè 7,5m. Ngoài ra, tuyến đường có hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh đầy đủ. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, hiện phần lớn hàng cây trồng ở vỉa hè 2 bên tuyến đường là cây nhội cao tới 15 - 20m đang ở tình trạng héo khô, tróc vỏ, nhiều cây có dấu hiệu bị chết. |
Những cây này cũng được chống đỡ bằng các cột sắt cao khoảng 2m, có tác dụng giúp cây phát triển theo chiều thẳng đứng, tránh gãy đổ khi gặp thời tiết xấu. |
Đa số cây có thân khô cằn, trơ trụi từ gốc đến ngọn, không có chút màu xanh nào của lá. |
Người dân sinh sống dọc hai bên tuyến đường nói trên cho biết, nguyên nhân cây xanh bị chết là do không được chăm sóc cẩn thận, không được tưới nước thường xuyên. |
"Hàng cây này đã được trồng một thời gian rồi, chỉ có vài cây là có dấu hiệu của sự sống, ra lá xanh nhưng phần lớn còn lại đã bị khô, không có dấu hiệu phát triển do không có người chăm sóc", một người dân cho biết. |
Nhiều cây đã bong tróc hết lớp vỏ bên ngoài, để lộ lớp gỗ bên trong đã chết khô, nứt toác. |
Theo quan sát, những cây xanh này rất khó để có thể sống sót. |
Việc hàng cây mới được trồng vài tháng nhưng đã chết khô khiến người dân không tránh khỏi tiếc nuối. |
Không ít ý kiến cho rằng, đây là sự lãng phí lớn ngân sách khi trồng cây rồi để chết khô. |
Việc gông sắt chống đỡ cây bị hư hỏng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc hàng loạt cây xanh chậm phát triển hoặc không có sự sống gây thất vọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm, tạo cảnh quan. |
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận