Tuyến phố Bà Triệu khi chưa dỡ dải phân cách cứng. Ảnh: Dantri |
“Tất cả chỉ là chi phí cho nhân công lao động di chuyển, lắp đặt, kinh phí duy trì tổ chức giao thông. Hơn nữa, các mũi tên phản quang, phần vỉa batoa cũng được di chuyển dùng tiếp ở các tuyến phố khác, không có gì lãng phí”, ông Tân khẳng định và cho biết, chủ trương phân luồng, phân làn sẽ tiếp tục và kiên trì làm đến khi nào ý thức của người dân tốt lên.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng lấy ví dụ: “Trước đây, Sở Hà Nội quyết định đặt dải phân cách để phân làn phương tiện cơ giới tại Phố Huế, Hàng Bài, Bà Triệu, sau này là cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, gần đây nhất là ở cầu Nhật Tân. Người ủng hộ cũng có, người chê cũng có. Nhưng quan trọng là mục đích giảm TNGT đã đạt được. Ý thức người dân cũng được nâng cao. Trước đây trên tuyến Phố Huế, Bà Triệu một năm tối thiểu có một vụ TNGT nghiêm trọng, nhưng kể từ năm 2010 trở lại đây, tuyến này không có vụ TNGT nghiêm trọng nào xảy ra. Tình trạng “cướp đường” cũng được hạn chế, ông Tân nói.
Trước đó, nhận định về việc Hà Nội tiến hành tháo dỡ dải phân cách cứng trên các tuyến đường sau vài năm thực hiện, một số chuyên gia về giao thông đô thị cho rằng việc làm này thể hiện tầm nhìn trong quy hoạch cũng như việc thực hiện chống ùn tắc của Hà Nội thiếu chuyên nghiệp, bất hợp lý, gây lãng phí.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận