Sân bay quốc tế Jorge Chávez ở Lima vốn chỉ được thiết kế cho khoảng 10 triệu hành khách mỗi năm hiện đang phải “gồng gánh” tới 17 triệu khách năm
|
Tại Hội nghị, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) kêu gọi các chính phủ ở Châu Mỹ La tinh tối đa hóa lợi ích của hàng không thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng quan trọng và áp dụng nguyên tắc “quy định thông minh hơn”.
Theo ông Peter Cerda - Phó Chủ tịch khu vực Châu Mỹ của IATA, dự kiến lượng hành khách ở Châu Mỹ La tinh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2034. Cũng từ đây, đóng góp của ngành vận tải hàng không vào GDP của khu vực có thể tăng từ 140 tỷ USD lên 322 tỷ USD.
“Ngành hàng không tại Mỹ La tinh đang có rất nhiều cơ hội để đạt được sự phát triển bền vững. Hàng không giúp các doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả đến các thị trường xa xôi” – ông Peter Cerda nói và cho biết thêm: Đáng tiếc là chính phủ các nước đang “cản trở” sự phát triển bền vững này do “căn bệnh kinh niên” là sự thiếu hụt cơ cở hạ tầng và những quy định chưa phù hợp.
Thực tế, việc giá vé máy bay rẻ dần trong khi thu nhập của người dân đang tăng lên, thu nhập tăng và tăng trưởng về dân số đang khiến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở Mỹ La tinh tăng đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều sân bay chính của khu vực không thể “hấp thụ” được sự tăng trưởng này. Hai trong số các ví dụ điển hình là hạ tầng thiếu hụt tại sân bay quốc tế Jorge Chávez ở Lima – sân bay vốn chỉ được thiết kế cho khoảng 10 triệu hành khách mỗi năm hiện đang phải “gồng gánh” tới 17 triệu khách năm. Nếu không nhanh chóng mở rộng nhà ga, các hãng hàng không sẽ không thể bổ sung năng lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Mexico City, một trong những trung tâm hàng không chính của khu vực cũng đã phải đối mặt với sự hạn chế khả năng tăng trưởng do cơ sở hạ tầng cũ kỹ. Sẽ phải đợi thêm vài năm trước khi sân bay mới tại đây được hoàn thành và đưa vào khai thác. Trong khi chờ đợi, với năng lực hiện tại, sân bay này chỉ có thể bổ sung các chuyến bay mới vào các giờ ban đêm.
Cũng như vậy, tại Achentina, sự lạc hậu trong công nghệ điều hành bay ở Buenos Aires đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh của ngành hàng không trong khu vực và gây ra sự chậm trễ cho các hãng hàng không và thời gian bay dài hơn cho hành khách. Mặc dù chính phủ Achentina cũng đã có những thay đổi tích cực về thể chế, phê duyệt các tuyến đường mới và cho phép các hãng hàng không mới khai thác. Tuy nhiên, sự quá lạc hậu của hệ thống kiểm soát không lưu khiến hàng không Achentina không thể thực sự phát triển mạnh mẽ như mong muốn. "Chính phủ có trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng” – ông Peter Cerda nói và nhấn mạnh: Các hãng hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các cộng đồng và nền kinh tế trên toàn cầu. Các chính phủ cần phải đảm bảo đủ năng lực hạ tầng, chất lượng phù hợp với nhu cầu của hãng hàng không với mức chi phí hợp lý.
IATA họp báo về vấn đề phát triển hàng không khu vực Châu Mỹ La tinh |
Peter Cerda cũng kêu gọi các chính phủ trong khu vực đảm bảo sự giám sát của các cơ quan theo nguyên tắc của “Quy định thông minh hơn”: "Mục đích của tất cả các quy định phải là để đạt được các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có thể “đong đếm” được. Và bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào cũng có lợi từ một quá trình tư vấn minh bạch và khách quan giữa các chính phủ và doanh nghiệp", ông Cerda nói.
Brazil là một trong những ví dụ về việc các quy định không hợp lý đã cản trở sự phát triển của ngành hàng không và những lợi ích về KTXH mà nó có thể mang lại. “Chính sách nhiên liệu tại nước này đã làm tăng chi phí cho các hãng hàng không lên thêm 660 triệu đô la mỗi năm. Ngoài ra, Chính phủ còn có quy định về việc phạt các hãng hàng không về chậm huỷ chuyến ngay cả khi lỗi không phải của hãng hàng không” – ông Peter Cerda bức xúc.
Mexico cần đây cũng cũng đang đặt vấn đề sửa đổi Luật Hàng không dân dụng theo hướng cho phép sử dụng các cho phép phát hành chứng từ vận chuyển trong trường hợp việc đi lại thực tế không đúng với thứ tự hành trình đã đặt trên vé máy bay, yêu cầu bồi thường cho hành khách vì chậm chuyến và miễn kiểm tra hành lý ký gửi trên các chuyến bay nội địa. Những quy định này nếu được chấp thuận sửa đổi sẽ khiến giảm sự cạnh tranh của các hãng hàng không trong nước.
"Mỹ Latinh có tất cả các yếu tố cần thiết để viết nên một câu chuyện thành công trong ngành công nghiệp hàng không: Các hãng hàng không cạnh tranh và hiệu quả, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, vị trí địa lý đòi hỏi phải di chuyển bằng đường hàng không. Tuy nhiên, ngoại trừ Panama và Chilê, các chính phủ khu vực không coi các hãng hàng không là “đối tác” thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Với việc không chỉ rõ các nhu cầu khẩn cấp về cơ sở hạ tầng hàng không của khu vực, đến năm 2014, Mỹ Latinh sẽ bỏ phí khoản lợi nhuận khoảng 42 tỷ USD", ông Peter Cerda bổ sung.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận