Tiền đề nhiệm vụ trong chiến tranh cường độ cao
Sau khi tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, Sơn Đông, bắt đầu một chuyến đi huấn luyện ở Biển Bột Hải vào tuần trước, tàu sân bay đầu tiên của nước này, Liêu Ninh, được cho là đã rời căn cứ và sẽ biển Hoàng Hải vào cuối tuần này.
Đây là lần đầu tiên công chúng biết rằng quân đội Trung Quốc điều động hai hàng không mẫu hạm đang hoạt động trên biển để tập trận đồng thời.
Với việc tàu sân bay Sơn Đông đang dần hình thành khả năng tác chiến và hai tàu sân bay đang huấn luyện cùng nhau, Trung Quốc cuối cùng sẽ có khả năng triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay kép (gồm hai hạm đội tấn công), theo các chuyên gia quân sự của nước này, đây sẽ là “một chiến thuật hữu ích trong chiến tranh cường độ cao”.
Một trong những nhiệm vụ chiến tranh cường độ cao được các chuyên gia Trung Quốc nhắc đến bao gồm “các hoạt động có thể tái thống nhất lực lượng trên đảo Đài Loan” hay “chống lại các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ ở Biển Đông”.
Trích dẫn các hình ảnh vệ tinh thương mại của nước ngoài, tạp chí Modern Ships có trụ sở tại Bắc Kinh đưa tin hôm thứ Bảy cuối tuần qua nói, rằng tàu sân bay Liêu Ninh gần đây đã khởi hành từ căn cứ của nó ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc.
Cuối tuần qua, hình ảnh nhóm tấn công do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh dẫn đầu được cư dân địa phương chụp và lan truyền trên mạng xã hội cho thấy tàu Liêu Ninh đã bắt đầu chuyến đi đến Biển Hoàng Hải.
Việc di chuyển của con tàu diễn ra ngay sau khi một tàu sân bay khác của nước này là hàng không mẫu hạm Sơn Đông cũng khởi hành từ một nhà máy đóng tàu hôm thứ Ba để tham gia một cuộc tập trận quân sự ở Biển Bột Hải, trang web wenweipo.com có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin vào thời điểm đó.
Sự hiện diện của tàu sân bay Sơn Đông ở Biển Bột Hải cũng đã được xác nhận qua các hình ảnh vệ tinh vào hôm thứ Năm tuần trước.
Đây dường như là lần đầu tiên hai tàu sân bay của Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ huấn luyện đồng thời kể từ khi tàu sân bay Sơn Đông thứ hai của nước này đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2019, báo cáo của Modern Ships cho hay.
Quân đội Trung Quốc vẫn chưa chính thức xác nhận hoạt động của hai tàu sân bay cũng như chưa kể chi tiết về nhiệm vụ của chúng.
Dùng để "khóa chặt" Đài Loan, chặn Mỹ, ngăn Ấn Độ
Báo cáo của wenweipo.com dự đoán rằng tàu sân bay Sơn Đông có khả năng sẽ tiến hành huấn luyện tích hợp với máy bay chiến đấu và các nhà quan sát suy đoán rằng Liêu Ninh có thể chỉ thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện thông thường, vì nó không cách xa cảng căn cứ của nó.
Báo cáo của tạp chí Modern Ships cho biết, dù hai tàu sân bay lần đầu tiên hình thành một nhóm tác chiến để tập trận ở hai vùng biển nằm gần nhau, tiến hành các cuộc thao dượt quân sự đối kháng hay tổ chức các cuộc tập trận phối hợp tầm xa với tư cách là hai nhóm tác chiến độc lập đi chăng nữa, thì động thái mới nhất sẽ mở ra một chương mới cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong chiến thuật triển khai các tàu sân bay.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói trên báo chí chính thống của nước này trong điều kiện giấu tên rằng, kể từ khi Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ hai, chỉ còn vấn đề thời gian trước khi Hải quân PLA đạt được khả năng vận hành đồng thời hai tàu sân bay theo nhiều cách tiếp cận, bao gồm cả một nhóm tấn công kép do hai tàu sân bay dẫn đầu.
So với hai nhóm tác chiến tàu sân bay riêng biệt, nhóm tác chiến tàu sân bay kép mang lại hiệu quả và năng lực tăng đáng kể, đặc biệt là trong việc triển khai máy bay chiến đấu, chuyên gia cho biết.
Chuyên gia này nhận định rằng, ngay cả khi các cuộc tập trận đồng thời không cho thấy hai tàu sân bay tương tác với nhau, thì đó sẽ là một bước tiến quan trọng nữa hướng tới kỷ nguyên tàu sân bay kép thực sự cho Hải quân PLA.
Về sự kiện này, chuyên gia hải quân Lí Dị ở Bắc Kinh bình luận rằng “hai tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng chủ chốt vào thời điểm Trung Quốc đang đối mặt với áp lực quân sự từ các nước như Mỹ ở eo biển Đài Loan, Biển Đông và có khả năng từ Ấn Độ ở các tuyến giao thông hàng hải trọng điểm”.
Ông Lý Dị cho rằng, “hai tàu sân bay của PLA có thể siết chặt đảo Đài Loan từ các góc độ khác nhau, và cùng với tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, DF-26 của Lực lượng Tên lửa, chúng có thể khóa chặt hòn đảo và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ. Chúng cũng có thể đóng vai trò bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc ở các tuyến vận tải hàng hải quan trọng như eo biển Malacca”.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận