|
Lễ hội Quán Thế Âm (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) diễn ra từ 14-16/3
|
Lễ hội năm nay được diễn ra trong 3 ngày, từ 14-16/3. Đây là lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật, đồng thời mang nét truyền thống văn hóa của địa phương gắn với danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng).
Xuyên suốt 3 ngày lễ hội là nhiều chương trình đặc sắc. Ở phần Lễ với các hoạt động tín ngưỡng như lễ khai kinh Thượng phan, Thượng kỳ; Lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa; Lễ Tế Xuân cầu Quốc thái – Dân an.
Đặc biệt, lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (lễ chính thức) sẽ diễn ra vào ngày cuối cùng của lễ hội. Đây là hoạt động nổi bật nhất, thu hút hàng vạn Phật tử và người dân tham gia hằng năm. Lễ Vía thể hiện thông điệp về tình yêu thương, hướng lòng thành về Đức Quán Thế Âm, cầu nguyện cho đất nước được hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
Phần Hội cũng sôi nổi với các chương trình: Ngày chạy vì Hòa bình và sức khỏe cộng đồng; Hội đua thuyền, Hội cờ làng; các hoạt động thuyết pháp, Pháp đàn, khai phướn triển lãm tranh, ảnh du lịch...
Cũng trong dịp này, Đà Nẵng mở cửa tham quan Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo.
Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức lần đầu tiên năm 1960 nhân khánh thành tượng Đức Bồ tát Quan Thế Âm ở động Hoa Nghiêm (thuộc ngọn Thủy Sơn của danh thắng Ngũ Hành Sơn). Năm 1991, lễ hội này được khôi phục và đến năm 2000 thì được công nhận là một trong 15 lễ hội cấp quốc gia.
Một số hình ảnh về Lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng:
|
Hàng ngàn Phật tử, khách du lịch đã đổ về chùa Quán Thế Âm để dâng hương, viếng Vía Bà
|
|
Không gian Lễ hội được trang hoàng rực rỡ, đầy màu sắc
|
|
Múa hát Bài chòi và những làn điệu dân ca truyền thống
|
|
Lễ hội Quán Thế Âm năm nay còn có sự tham gia của đoàn nghệ thuật đến từ Nhật Bản
|
|
Vẽ tranh thư pháp
|
|
Cũng trong dịp này, Đà Nẵng mở cửa tham quan Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam
|
|
Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo
|
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận