Ghi nhận của PV ở Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu (huyện Thanh Trì, Hà Nội), hàng trăm chiếc xe buýt được xếp ngay ngắn trong bãi đỗ.
Được biết, ngay sau khi Chỉ thị 17 ban hành, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã thực hiện đồng bộ phương án tạm hoãn hợp đồng lao động và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Cụ thể, đối với lao động được phân công làm việc thực hiện chấm công, tính lương, thu nhập theo quy định hiện hành. Đối với lao động tạm hoãn hợp đồng lao động thực hiện quy trình, hồ sơ, thủ tục đề nghị cơ quan chức năng thực hiện theo gói hỗ trợ của Nghị quyết số 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Mới đây, TP. Hà Nội đã thống nhất chủ trương điều chỉnh chỉ tiêu sản lượng, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt năm 2021 do nguyên nhân bất khả kháng, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đề xuất của Sở GTVT.
Ngay cạnh Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu, hàng trăm chiếc ô tô mới cũng đang "dầm mưa dãi nắng" ở bãi xe.
Các loại xe ở đây đa dạng về mẫu mã, chủng loại, màu sắc.
Trong bối cảnh thị trường xe cộ gần như "đóng băng", các hãng và đại lý đang phải tìm đủ cách xoay xở để vượt qua khó khăn.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư khiến hầu hết doanh nghiệp vận tải hàng hóa, hành khách kiệt sức, khó gượng dậy, thậm chí có nguy cơ phá sản (Trong ảnh: Xe ô tô khách nằm bất động trong bến xe Giáp Bát).
Tại một showroom ô tô trên đường QL32 đoạn qua huyện Hoài Đức (Hà Nội), hàng trăm chiếc xe taxi của Taxi Group cũng đang chờ ngày hoạt động trở lại.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận