Tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng
Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Trần Văn Huyến, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 11% so với cùng kỳ, đứng đầu vùng ĐBSCL và xếp thứ 8 trong cả nước, nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 4,49%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 19% so với cùng kỳ, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện.
Quang cảnh kỳ họp. Ảnh Đ.B
Tại kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang đề nghị, các cấp, trong tỉnh chuyển dịch, cơ cấu lại danh mục đầu tư công, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Đặc biệt là dành nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế. Các dự án mới cần làm rõ tính cấp thiết, sự phù hợp với định hướng, chủ trương, chính sách của Trung ương, địa phương.
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 4-7/6.
Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là một số dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của tỉnh để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Huy động sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, thực hiện tốt hơn công tác GPMB, tạo quỹ đất sạch cho phát triển công nghiệp, đô thị và hệ thống đường cao tốc, tuyến quốc lộ qua tỉnh.
Về lĩnh vực xã hội, ông Huyến đề nghị chú trọng một số vấn đề mới phát sinh hoặc gây bức xúc, nổi cộm như vấn đề mạng xã hội, tình trạng bạo hành, ngược đãi phụ nữ, trẻ em…
Tham nhũng phát sinh chủ yếu ở lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước
Còn về tình hình tội phạm kinh tế, nội cộm là vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC tỉnh).
Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh xảy ra hơn 150 vụ tội phạm về trật tự xã hội, tăng 4,6%) so với cùng kỳ năm 2021.
Tội phạm xảy ra chủ yếu là nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu và xâm phạm tính mạng sức khỏe. Nổi lên là tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, sử dụng hung khí thanh toán nhau và hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức “cò lúa” gây thiệt hại lớn.
Điển hình, tại địa bàn huyện Vị Thủy và TP Vị Thanh, xuất hiện 2 nhóm đối tượng đưa ra các thông tin gian dối để người đi mua lúa tin tưởng là các đối tượng đang có số lượng lúa lớn, cần bán, từ đó, đồng ý làm hợp đồng mua bán lúa và đặt tiền cọc.
Sau khi nhận được tiền, các đối tượng không giao lúa như đã thỏa thuận, tìm cách né tránh, bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền trên 1,6 tỷ đồng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Lành, cựu Giám đốc CDC tỉnh cùng 2 thuộc cấp là ông Hà Tấn Bình Đẳng, cựu Trưởng Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng và bà Huỳnh Thị Hồng Đoan, cựu Trưởng Khoa dược - Vật tư Y tế.
“Ba đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn trong CDC tỉnh, đã tạo điều kiện cho Công ty Việt Á trúng thầu bán kít xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 3,36 tỷ đồng”, UBND tỉnh Hậu Giang thông tin.
Về công tác phòng chống tham nhũng, tỉnh Hậu Giang cho hay qua công tác kiểm tra, phát hiện một vụ việc có sai phạm.
Cụ thể là trường hợp của bà Đặng Thị Ngọc Dễ, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) có sai phạm trong việc chậm cấp phát tiền cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 năm 2020 với tổng số tiền khoảng 13 triệu đồng.
Cơ quan chức năng đang xem xét có hình thức xử lý kỷ luật đối với bà.
Đối với hoạt động truy tố, cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra chuyển hồ sơ qua Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố một vụ với một bị can. Đó là Nguyễn Thành Liêm (SN 1991, ngụ tỉnh Kiên Giang) bị đề nghị truy tố tội tham ô, chiếm đoạt tài sản.
Vụ việc xảy ra tại Kho trung chuyển Phụng Hiệp (thuộc Trung tâm phân phối hàng lương thực, thực phẩm của Công ty Lương thực Sông Hậu), thời gian từ năm 2018-2020. Tổng số tiền chiếm đoạt là hơn 4,2 tỷ đồng.
Đánh giá tình hình, UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, thời gian qua tỉnh đã chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy nhiên, tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với tính chất phức tạp, đối tượng tham nhũng phần lớn là cán bộ, công chức, viên chức.
Tham nhũng phát sinh chủ yếu ở lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, như tài chính, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, GPMB, bồi thường tái định cư; đấu giá tài sản, việc thực hiện chế độ cho các đối tượng chính sách…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận