Ứng dụng

Hé lộ những bí mật về "chiến tranh không gian" Nga - Mỹ

19/06/2016, 10:48

Có những điều tưởng như vô lý lại có thật, từng diễn ra tại các cường quốc không gian, nhất là giữa Nga-Mỹ.

1

Tín hiệu chặn thông qua Moon Bounce (phát đi từ Mặt Trăng) có thể cung cấp thông tin vô giá giúp Mỹ xác định được vị trí của hệ thống tên lửa đạn đạo trên lãnh thổ Nga, điều mà Mỹ khó làm được nếu dùng các phương tiện khác như máy bay do thám hay bằng gián điệp

Có cả những điều người ta "sáng tác" ra làm cho rối chuyện, song những điều tưởng như vô lý này lại có thật, từng diễn ra tại các cường quốc không gian vừa được trang tin Cracked.com của Mỹ cập nhật.

1. Mỹ từng dùng Mặt Trăng để do thám Liên Xô?

"Chặn tín hiệu mặt trăng" là một trong những thuật ngữ được nhiều người dùng để nói về tác dụng của thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại đúng nghĩa đen trong thời gian xảy ra Chiến tranh Lạnh để nói về cuộc chạy đua vũ khí không gian. Sau Thế chiến II, khi rada trở nên phổ biến, căn cứ quân sự mọc lên ở khắp nơi thì cũng là lúc bùng nổ tín hiệu trong không gian. Năm 1946, Binh chủng thông tin (ASC) trực thuộc Lục quân Mỹ đã phát hiện được những tín hiệu phát đi từ Mặt Trăng.

Tín hiệu chặn thông qua Moon Bounce (phát đi từ Mặt Trăng) có thể cung cấp thông tin vô giá giúp Mỹ xác định được vị trí của hệ thống tên lửa đạn đạo trên lãnh thổ Nga, điều mà Mỹ khó làm được nếu dùng các phương tiện khác như máy bay do thám hay bằng gián điệp. Vấn đề nan giải ở đây là tín hiệu từ mặt trăng rất yếu, yếu gấp một triệu tỷ lần so với tín hiệu nhận máy bay do thám cách mục tiêu chừng 15 km nhận được. Vì vậy, Hải quân Mỹ đã không tiếc tiền xây dựng các trang thiết bị dạng đĩa đồ sộ đường kính 150 feet (3,5 m) tại Norfolk, Virginia và Palo Alto, California, sau đó tuyển dụng các kỹ sư hải quân trình độ cao để vận hành các trang thiết bị này. 

Năm 1964, dự án đã được trả công khi một thiết bị ở Vịnh Chesapeake, nằm ở phía đông đông Maryland và Virginia (Mỹ) giải mã được tín hiệu mặt trăng mờ nhạt từ một loạt các tín hiệu thu được liên quan đến hệ thống rada cảnh báo sớm của Liên Xô, có tên "Hen House". Những tính hiệu này sau đó được chuyển tiếp cho cơ sở Palo Alto, nơi Cục tình báo Trung ương (CIA) xử lý và giải mã chi tiết về hệ thống. Cung cấp các manh mối vô cùng quý giá để giúp Mỹ sớm tìm ra hệ thống chống tên lửa đạn đạo ABM hiện đại của Nga vừa phát triển.

2. KGB từng cản trở Apollo 8 của Mỹ phóng đi?

Chương trình Apollo (Project Apollo) của Mỹ được khởi xướng từ năm 1961 đến 1975 theo lệnh của Tổng thống John F. Kennedy, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt Trăng và đưa các phi hành gia trở về Trái Đất một cách an toàn.

Trong khuôn khổ dự án này, Apollo 8 được xem là một bước quan trọng trong cuộc chạy đua của Mỹ để đưa người lên mặt trăng. Liên Xô, đối thủ duy nhất của Mỹ trong cuộc đua không gian lúc đó như ngồi trên đống lửa. Ngày 16/12/1968, chỉ vài ngày trước khi Apollo 8 được dự kiến phóng đi KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia) Liên Xô có hành động ngăn cản dự án này.

2

Tàu không gian Apollo 8

Nếu nói KGB "phá hoại" thì hơi quá, nhưng thực tế việc làm này quả là tuyện vọng, giống như một của một học sinh cùng đường trước một kỳ thi khó. KGB đã gửi một một lá thư hoàn toàn hư cấu cho Mỹ, khi nhận được thư, các quan chức an ninh tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy cho biết, thư giấu tên doạ,  Apollo 8 sẽ biến thành "cột lửa đáng yêu trước lễ Giáng sinh nếu cứ cất cánh". 

Tuy nhiên, NASA cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng tình huống và có những đề phòng bất trắc. 12 năm sau, cựu sĩ quan điều hành KGB Rudolph Herrmann đã thú nhận là tác giả của bức thư và cho rằng bản thân trung thành với Mỹ, muốn gây ra một cú "sóng thần" khi đang làm việc cho KGB.

3. Nhiều nhà du hành vũ trụ Liên Xô bị lu mờ

Bên cạnh những nhà du hành vũ trụ nổi tiếng và được dư luận biết đến như như Yuri Gagarin, Pavel Popovich, Vladimir Shatalov hay Pyotr Klimuk..., còn có không ít các nhà vụ trụ mà tiếng tăm của họ bị lu mờ hoặc bị cho là mất tích (Lost Cosmonauts) sau khi họ được tuyển dụng  tham gia trong chương trình vũ trụ. 

Một trong số những người này là Valentin Bondarenko, một học viên phi hành gia, người đã thiệt mạng trong một vụ cháy khủng khiếp trong một tai nạn khi luyện tập năm 1961. Tiếng tăm và sự tồn tại của Valentin đã không được thừa nhận cho đến hơn 20 năm sau, nhân ngày kỷ niệm 25 năm chuyến bay vũ trụ đầu tiên nổi tiếng của Yuri Gagarin.

3

Valentin Bondarenko, một học viên phi hành gia, người đã thiệt mạng trong một vụ cháy khủng khiếp trong một tai nạn khi luyện tập năm 1961

Hoặc trường hợp của phi hành gia Grigoriy Nelyubov, người được chọn cho đội phi hành đoàn đầu tiên năm 1960, Nelyubov là một lựa chọn hoàn hảo cho các chuyến bay không gian bởi đây là một ứng viên sáng giá, một phi công xuất sắc kiêm một vận động viên tài năng . Trong 6 thành viên sáng lập  mang biệt danh Sochi Six, Nelyubov được xếp thứ ba hay thứ tư trước khi bị trục xuất khỏi chương trình không gian do hành vi sai trái liên quan đến rượu và vô tổ chức.

Nhưng lại có nguồn tin cho hay, Nelyubov bị suy nhược thần kinh do luyện tập nghiêm ngặt.  Sau khi bị loại, ngay lập tức Grigoriy đã bị xoá tên tên trong chương trình vũ trụ năm 1963, hình ảnh của Grigoriy trên báo chí cũng bị gỡ bỏ. Sau đó, Grigoriy càng lún sâu vào trầm cảm và nghiện rượu, tự kết thúc cuộc đời vào đêm ngày 18/2/1966 bằng cú quyên sinh lao mình vào đoàn tàu đang chạy.

4. Liên Xô triển khai bom không gian để săn lùng tàu vũ trụ đối phương

Trong cuộc chạy đua không gian thập niên 60 thế kỷ trước, Liên Xô đã sử dụng cả những kẻ săn vệ tinh rất cơ động, điều khiển từ xa nhằm tiếp cận các vệ tinh đối phương, phát nổ để loại chúng khỏi "đường đua". Năm 1960, Liên Xô đã phát triển dòng vũ khí "Star Wars" nguy hiểm trước tới 2 thập kỷ khi phim ra đời, và truyền cảm hứng cho Sáng kiến ​​Phòng thủ Chiến lược mà Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đưa ra sau đó. 

4

Mô hình sát thủ vệ tinh Istrebitel Sputnikov

Liên Xô đã tập trung nghiên cứu phát triển các Istrebitel Sputnikov (sát thủ vệ tinh) hay bom không gian, viết tắt là IS, được điều khiển bởi một mạng lưới rộng lớn các trạm mặt đất nhằm theo dõi liên tục các vệ tinh đối phương. Có khả năng phát hiện vệ tinh đối phương trong bán kính từ 400 mét đến 2km. Năm 1968, Liên Xô nổ tung một mục tiêu thử nghiệm giống như một miếng pho mát, đến năm 1978, hệ thống bom này đã được trang bị đầy đủ tính năng, sẵng sàng đưa vào khai thác.

Đến năm 1991, hệ thống bom không gian robot đã phát huy khả năng tối đa khi trình diễn luyện tập nhưng chính lúc này Chiến tranh Lạnh đang nguội dần nhờ Boris Yeltsin sớm rút ngòi. Và gần đây, năm 2014 dư luận đồn đoán Nga có thể hồi sinh dự án, phát triển các loại máy bay chiến đấu không gian để săn lùng tàu vũ trụ thay cho bom không gian  đã bị lỗi thời. Valentin Bondarenko, một học viên phi hành gia, người đã thiệt mạng trong một vụ cháy khủng khiếp trong một tai nạn khi luyện tập năm 1961. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.