Đời sống

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội

08/11/2024, 19:26

Khối nhà A2, A3 tại Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội) sẽ được cải tạo, nâng cấp chuyển thành nhà ở xã hội...

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 1.

Dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, xây dựng trên diện tích 40.000m2. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước với tổng chi phí đầu tư 1.900 tỷ đồng, quy mô 6 hạng mục tòa nhà cao tầng (A1, A2, A3, A4, A5, A6).

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 2.

Theo thiết kế, 6 tòa nhà có chiều cao trung bình khoảng 17 tầng, với hơn 1.400 phòng, mỗi phòng ở rộng hơn 50m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng… dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên. Tuy nhiên, khu nhà ở này có ít sinh viên thuê ở bởi xa các trường đại học, đi lại, sinh hoạt không thuận lợi. Nhiều tòa nhà chưa hoàn thiện, bỏ dở tạo nên sự lãng phí suốt nhiều năm qua.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 3.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố khẩn trương hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên cơ sở cải tạo, nâng cấp nhà A2, A3.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 4.

Đến nay, theo ghi nhận của PV, nhà A2, A3 đã được xây dựng xong phần thô. Nhà A5, A6 đã đi vào hoạt động nhưng rất ít sinh viên đến ở.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 5.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, giá thuê tại khu nhà ở sinh viên là 205 nghìn đồng/người/tháng.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 6.

Sau hơn chục năm bỏ hoang, khung cảnh tại nhà A2 và A3 trở nên nhếch nhác, một số vị trí thành nơi tập kết rác thải.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 7.

Khu cổng dẫn vào dãy nhà A2, A3 là nơi chăn thả gia súc của các hộ dân. Bà Nguyễn Hoàng Phương Trang (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, nhiều dãy nhà của dự án này luôn trong tình trạng bỏ hoang nhiều năm, cỏ cây mọc um tùm, ngày càng xuống cấp gây lãng phí lớn. "Nếu việc cải tạo khu nhà bỏ hoang thành nhà ở xã hội quả thực đây sẽ là tin vui cho người dân thu nhập thấp ở Thủ đô Hà Nội", bà Trang bày tỏ.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 8.

Do không được sử dụng nên cỏ mọc um tùm, che chắn hết lối đi tại Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 9.

Khuôn viên xung quanh Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được bao bọc bởi hàng loạt dãy nhà tôn, phía ngoài là nơi dành cho việc đỗ xe.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 10.

Khối nhà A1 đã được bàn giao từ năm 2015, từng được trưng dụng làm nơi cách ly cho bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng đến nay đóng cửa im lìm, không hoạt động.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 11.

Một số đoạn vỉa hè Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp bị hư hỏng nghiêm trọng.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 12.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: Hà Nội có gần 60 trường đại học, cao đẳng nên sinh viên là một trong những đối tượng cần đặc biệt quan tâm về chỗ ở. Tuy nhiên, các công trình nhà ở phải phù hợp cho sinh viên đi lại, học tập thuận tiện. Thực tế, khu vực nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp không thu hút được sinh viên đăng ký về trọ tại đây.

Hiện trạng khu nhà ở sinh viên nghìn tỷ đồng được cải tạo làm nhà ở xã hội- Ảnh 13.

"Chủ trương chuyển đổi từ nhà ở sinh viên thành nhà ở xã hội đúng. Tuy nhiên, cần lưu ý tùy từng đối tượng sẽ có các cấu trúc, thiết kế khác nhau, các công trình phụ trợ, không gian công cộng đi kèm. Khi chuyển đổi cần phải xem xét xem có đầy đủ các yếu tố này chưa thì mới đảm bảo được chất lượng sống, thu hút được người tham gia và đặc biệt là không gây lãng phí nguồn lực", ông Đào Ngọc Nghiêm nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.