Showbiz

H&M bị tẩy chay vì "lật mặt" công nhận đường lưỡi bò là của Trung Quốc?

02/04/2021, 22:59

H&M được cho là đã đăng tải bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bò phi pháp khiến cộng đồng Việt Nam phẫn nộ.

img

H&M khiến cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ khi đăng tải bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp

Theo Sohu, cách đây ít giờ, cư dân mạng Trung Quốc đã phát hiện website của thương hiệu thời trang H&M (hm.com) đăng tải bản đồ nước này nhưng không có đường lưỡi bò.

Ngay lập tức, từ khóa liên quan đến vấn đề này lập tức nhảy lên hạng 2 trên BXH tìm kiếm của Weibo.

Văn phòng Thông tin Internet Thành phố và Cục Quy hoạch và Tự nhiên Thành phố Thượng Hải đã thông báo cho phía đại diện của H&M và muốn họ sửa lại vì "bản đồ có vấn đề".

Ít giờ sau, phía H&M cho biết họ đã chấp nhận đề nghị của cơ quan quản lý và đồng ý đăng tải lại. Trên mạng xã hội, người dùng cho rằng H&M đã sửa đổi bản đồ Trung Quốc từ không có đường lưỡi bò sang có hiển thị đường lưỡi bò phi pháp.

Hành động này của H&M nhanh chóng khiến cộng đồng mạng Việt Nam phẫn nộ. Nhiều người cho rằng, bản đồ Trung Quốc chứa đường lưỡi bò là loại bản đồ không hợp pháp, chưa được thế giới công nhân. Việc H&M đăng tải đường lưỡi bò chính là một trong những hành vi phi lý, không trung lập. Làn sóng tẩy chay H&M nhanh chóng lan toả rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội Việt Nam.

Hiện, phía H&M vẫn chưa có phản hồi thêm.

img

Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay H&M

Đường “lưỡi bò”, “chữ U” hay “đứt đoạn”... đều là cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tích của biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc (Quốc dân đảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụng nhưng có sửa đổi (bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).

Đường lưỡi bò này đã bị Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) bác bỏ trong phán quyết năm 2016.

Báo Tuổi trẻ từng dẫn lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác định phù hợp với quy định Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

Theo đó, Việt Nam không công nhận bất kỳ yêu sách biển nào của Trung Quốc dựa trên cái gọi là "đường 9 đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.