Cây hồi đầu thảo |
Theo Đông y, hồi đầu thảo có vị đắng, hơi the, tính bình, có tác dụng bổ huyết, làm tan máu ứ, thông kinh bế và tiêu sưng viêm, điều hòa kinh nguyệt, giúp tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.
Hồi đầu thảo thường được dùng chữa tiêu hoá kém, đau bụng hoặc đau bụng tiêu chảy, sốt vàng da do viêm gan siêu vi trùng, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh tọa, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 2 - 4g rễ, dạng thuốc viên, thuốc bột, hoặc dùng 6 - 12g dược liệu khô sắc lấy nước uống hoặc có thể ngâm rượu. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số địa phương dùng trong phạm vi kinh nghiệm dân gian để chữa các bệnh.
Chữa huyết áp của phụ nữ: Hồi đầu thảo 20g, Hương phụ tử chế 18g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa kinh bế đau bụng: Dùng 20g bột hồi đầu thảo uống với 1 chén rượu. Hoặc dùng bột hồi đầu thảo ngâm rượu (100g ngâm với 300ml rượu 36 - 40 độ) uống mỗi lần 20ml, ngày uống 2 lần.
Chữa đau dạ dày, viêm tá tràng, ăn kém tiêu, đại tiện phân cứng, đau tức vùng thượng vị, mỏ ác, viêm gan mạn tính: Bột hồi đầu thảo 6 - 10g mỗi ngày. Kiêng dùng giấm và rượu.
GS.TS. Đỗ Tất Lợi
Nguyên chủ nhiệm Khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận