Tài xế Vinasun cầm trên tay các biểu ngữ phản đối Grab |
Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND TP.HCM cho rằng, trong đăng ký doanh nghiệp của Grab có ngành nghề kinh doanh là vận tải hành khách đường bộ, trừ vận tải bằng xe buýt.
Thực tế hoạt động khẳng định Grab không đơn thuần là đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối vận tải. Grab đã lợi dụng đề án 24 để điều hành vận tải taxi, có hành vi xác định giá cước, tăng giảm chiết khấu, thưởng phạt, mua bảo hiểm dân sự tự nguyện cho hành khách,… Đây là các hành vi mà Grab không được phép làm.
Từ đó, Viện KSND TP xác định Grab kinh doanh vận tải taxi, Grab đã kê khai không trung thực, có hành vi vi phạm về khuyến mãi, theo giám định thì 74% khách hàng chuyển từ Vinasun sang Grab do giá cước rẻ, doanh thu của Grab mỗi năm mỗi tăng, tốc độ tăng nhanh. Từ năm 2014 đến năm 2017, Grab lỗ 1.700 tỉ, chủ yếu do khuyến mãi. Trên thực tế, giá cổ phiếu của Vinasun giảm. Cụ thể ngày 30/6/2017, giá cổ phiếu của Vinasun là 21.900 đồng/cổ phiếu (giảm 2.200 đồng/cổ phiếu), tương ứng với giá trị 149 tỉ đồng.
Phát biểu tại phiên tòa, ông Jerry Lim, đại diện Grab cho biết, rất thất vọng với đề nghị của VKS.
“Chúng tôi vẫn tin cơ quan tư pháp không có thẩm quyền xác định bản chất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên tại phiên tòa này, đại diện VKS cho rằng, Grab là loại hình kinh doanh taxi. Điều này sẽ tạo tiền lệ xấu, quan ngại cho những doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ khác. Doanh nghiệp này sẽ lập lờ đi kiện doanh nghiệp khác chỉ vì họ không thể phát triển bằng những doanh nghiệp kinh doanh công nghệ. Trong suốt 4 ngày qua, chúng tôi đã nêu ra nhiều điểm mơ hồ, sai lầm của cả 3 báo cáo này. Tuy nhiên HĐXX đã không cho phép chúng tôi không có quyền đối chất với các bên giám định...”, ông Jerry Lim nói.
Vụ kiện này đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên gia kinh tế cùng các luật sư. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra với những lý lẽ khác nhau.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận