Thế giới

Hợp đồng vũ khí 12 tỉ USD với Qatar đẩy Mỹ vào thế khó?

16/06/2017, 19:05

Mỹ và Qatar xúc tiến ký thỏa thuận mua 36 máy bay chiến đấu F-15 trong bối cảnh Washington cáo buộc Doha hỗ trợ...

24

Mỹ - Qatar xúc tiến thương vụ mua bán máy bay tiêm kích F-15 trị giá 12 tỉ USD

Mỹ và Qatar xúc tiến ký thỏa thuận mua 36 máy bay chiến đấu F-15 trong bối cảnh Washington cáo buộc Doha hỗ trợ khủng bố. Đây tiếp tục là động thái khó hiểu về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Qatar nói riêng và căng thẳng vùng Vịnh nói chung.

Xúc tiến hợp đồng vũ khí 12 tỉ USD

Ngày 15/6, hãng tin CNN dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ (Lầu Năm Góc) cho biết: “Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Dr. Khalid al - Attiyah bàn về những bước cuối cùng để hoàn tất thỏa thuận bán máy bay chiến đấu F-15 do Mỹ sản xuất cho Qatar”.

Hai bộ trưởng đã ký thư thỏa thuận về hợp đồng mua bán trị giá 12 tỉ USD này. Số máy bay giúp nâng cấp khả năng phòng thủ của Qatar, tăng cường hợp tác an ninh và phối hợp hoạt động giữa Qatar và Mỹ. Bộ Quốc phòng Qatar cho rằng, thỏa thuận này sẽ tạo ra 60.000 việc làm tại 42 bang của Mỹ, đồng thời giảm gánh nặng lên các lực lượng của Mỹ.

Tại cuộc gặp, “hai bộ trưởng Mỹ - Qatar cũng bàn về các lợi ích an ninh chung bao gồm tình hình hoạt động chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và tầm quan trọng của việc giải quyết căng thẳng đang leo thang giữa các bên trong khu vực vùng Vịnh, qua đó tập trung thực hiện những bước tiếp theo để đạt được mục tiêu chung”, thông báo từ Lầu Năm Góc cho biết.

Thực chất, Quốc hội Mỹ chấp thuận bán tối đa 72 chiếc tiêm kích F-15 trong một thỏa thuận trị giá 21 tỉ USD, cho phép hoàn tất hợp đồng vào ngày 15/6. Tuy nhiên, việc Quốc hội Mỹ thông qua được thực hiện trước khi Qatar bị 3 nước Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) cắt quan hệ ngoại giao, đóng cửa không phận. Hiện nay, phản ứng của Mỹ trước bế tắc ngoại giao vùng Vịnh không rõ ràng, khi thì ủng hộ quyết định của 3 nước vùng Vịnh, khi lại kêu gọi các bên hòa giải.

Mỹ đang dấn sâu vào tình thế khó xử

Nhiều chuyên gia nhận định, động thái bán máy bay F-15 một lần nữa đẩy chính quyền Tổng thống Donald Trump vào tình thế khó xử, buộc phải cân bằng sự tập trung của họ trong nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố giữa các đồng minh quan trọng. Trong đó, Qatar là nơi Mỹ đặt bộ tư lệnh chỉ huy không quân ở khu vực, cụ thể là một căn cứ quân sự không quân hiện đại mà Mỹ sử dụng để tấn công tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Ông Paul Sullivan, chuyên gia về Trung Đông tại Đại học Georgetown, Washington cho biết: “Động thái của Lầu Năm Góc gây hỗn loạn. Trong những tình huống nhạy cảm, căng thẳng và nóng bỏng như vậy, hành động tồi tệ nhất đó là đưa ra những thông điệp không rõ ràng”.

Thực tế, Tổng thống Mỹ và các quan chức nội các tiếp tục thể hiện kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Ban đầu, sau khi các nước vùng Vịnh cắt quan hệ với Qatar, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson không thể hiện đứng hẳn về phía nào. Tuy nhiên, lập trường thận trọng đó của ông đã bị phủ bóng vì  lời ca ngợi 3 nước vùng Vịnh và Ai Cập về quyết định này của Tổng thống Trump.

Tiếp đó, trong khi Ngoại trưởng Tillerson kêu gọi Saudi Arabia nới lỏng lệnh cấm vận; sau đó vài giờ, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Trump lại nhận định: “Qatar, rất không may, từng có thời gian hỗ trợ tài chính cho tổ chức khủng bố ở mức rất cao” ngầm chỉ dấu rằng động thái của Saudi Arabia là không đúng đắn.

Hơn nữa, nếu như Tổng thống Trump ủng hộ Saudi Arabia, Ngoại trưởng Mỹ giữ phát ngôn trung lập thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lại nhấn mạnh quan hệ với Qatar. Ngay khi khủng hoảng ngoại giao nổ ra, người phát ngôn Bộ tư lệnh trung tâm Không quân Mỹ ra thông báo cho biết: “Chúng tôi khuyến khích tất cả các bên trong khu vực làm việc để tìm ra giải pháp chung giữ gìn an ninh khu vực.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.