Cựu ceo NH Xây Dựng ông Phan Thành Mai cho biết, định giá tài sản căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch chỉ 160 tỷ đồng, quá thấp so với giá trị sổ sách là 1.268 tỷ. Đây là một trong những cú lừa ngoạn mục bà bà Hứa Thị Phấn và đồng phạm đã giăng bẫy ông Mai và Phạm Công Danh khi mua NH. |
Không có bất kỳ thông tin nào về việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch
Phiên xét xử vụ Hứa Thị Phấn và đồng phạm gây thất thoát 6.300 tỷ đồng tại Ngân hàng (NH) Đại Tín đã kết thúc phần xét hỏi các bị cáo liên quan tới hành vi nâng khống giá, mua đi bán lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Thế nhưng dư luận chưa khỏi ngỡ ngàng trước sự thao túng lũng đoạn của nhóm cựu lãnh đạo NH Đại Tín và bà Hứa Thị Phấn khi nâng khống căn nhà từ khoảng 160 tỷ đồng lên 1.268 tỷ đồng.
Tại toà, ông Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc NH Xây Dựng (VNCB) cho biết khi tiếp quản, NH Đại Tín đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản, rất khó khăn. Có những ngày trong hệ thống VNCB không có nổi 10 tỷ đồng tiền mặt. Nên việc người dân đến rút tiền khiến NH rất căng thẳng. Chính vì thế, VNCB đã buộc phải định giá lại tài sản là căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch nhằm mục đích bán để hỗ trợ thanh khoản.
"Nhưng khi đem ra định giá, giá trị trên sổ sách của căn nhà quá cao lên tới 1.268 tỷ đồng, trong khi thẩm định chỉ 160 tỷ đồng. Sự chênh lệch quá lớn, nếu bán giá trị thấp như vậy thì NH sẽ lỗ sâu hơn và ảnh hưởng toàn bộ hoạt động kinh doanh. Vì không thể bán, và không thể lỗ hơn định giá nên với trách nhiệm CEO ông Mai đã phải ký vào công văn đề trình lên xin bán giảm khoảng 20-30% so với định giá".
Ngày 11/5 ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch VNCB cũng thừa nhận, khi mua NH đã không có thời gian để nghiên cứu chi tiết, chưa có kinh nghiệm về tài chính NH. "Nhưng cũng vì nghĩ tài sản trong NH là chuẩn mực, có trong hồ sơ đàng hoàng thì yên tâm. Tôi là doanh nghiệp, tôi lại càng tin vào việc thẩm định hồ sơ, giấy tờ của NH. Nhưng tôi đâu ngờ bị lừa thế này”.
Trước câu hỏi của luật sư: Có bao giờ nhóm bà Phấn giải thích cho ông biết căn nhà này không phải là 1.268 tỉ đồng mà giá phải thấp hơn hay không?". Ông Danh khẳng định là không. "Tôi từng làm bất động sản, chênh lệch 10-20% đã là quá lắm rồi nhưng nâng gấp 7-8 lần giá trị thực thì ngoài sức tưởng tượng. "Nếu biết thực trạng như thế này thì không bao giờ tôi dám đụng vào NH Đại Tín. Đây là sai lầm rất lớn của tôi trong đó có niềm tin đối với bà Phấn".
Ngày 11/5 Luật sư Hà Hải, đoàn luật sư TP.HCM (bảo vệ quyền lợi cho Phạm Công Danh) khẳng định trước toà, hồ sơ hợp đồng chuyển nhượng 84% bà Phấn và NH Đại Tín cho ông Danh không hề có bất cứ thông tin nào về việc định giá, hay mua đi bán lại căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Rõ ràng, bà Phấn và đồng phạm đã rút ruột hàng ngàn tỉ đồng ở NH rồi đẩy cái nhà sắp sập là NH Đại Tín sang cho ông Danh. Và ông Danh không hề hay biết căn nhà này bị nâng khống lên gấp 8 lần giá trị thực tế.
Đây chính là nguyên nhân chính khi tiếp quản NH ông Danh đã không thể xoay sở kịp trước tình trạng mất thanh khoản nên đã phải đi vay mượn tứ tung để "giữ vững" NH.
Kịch bản của Hứa Thị Phấn và lòng tham
Trong đại án Phạm Công Danh những ngày đầu xét xử, ông Danh đã thốt lên “không muốn dùng chữ bị lừa nhưng đúng thật mình bị lừa". Nhưng ngày sau đó trong suốt quá trình xét xử ông Danh mới biết thêm nhiều sự thật khác trong NH Đại Tín mà các cựu lãnh đạo và bà Phấn làm nên đã nhiều lần khẳng định “tôi bị lừa”.
Ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch NH Xây Dựng cho biết, sai lầm lớn nhất của là đã có niềm tin vào bà Hứa Thị Phấn |
Thậm chí, sau 6 năm kể từ ngày mua NH Đại Tín, đến tận ngày 17/1 ông Danh mới phát hiện ra quả lừa mới: “Bây giờ thông qua luật sư tôi mới được biết chính xác từ Kết luận điều tra rất rõ ràng trong NH Đại Tín. Với khoản vay của Công ty Phương Trang chỉ nợ NH là 3.936 tỷ đồng chứ không phải 9.437 tỷ đồng như bà Phấn và NH Đại Tín ghi nợ.
Điều đó cho thấy kịch bản "găng bẫy" ông Phạm Công Danh rất tinh vi. Nên dưới con mắt thương trường như ông Danh cũng bị mắc kẹt trong miếng bánh bất động sản. Với một kịch bản "bán tống bán tháo" NH cho ông Danh, nếu không có các cựu lãnh đạo NH Đại Tín giúp sức thì bà Phấn một mình có thực hiện trót lọt?
Hồ sơ điều tra cho thấy, chỉ riêng với việc nâng khống nợ cho Công ty Phương Trang, NH Đại Tín đã tạo lập gần 200 chứng từ thu, chi khống. Tự hách toán khoản vay, tự thu, tự chi, tự biên tự diễn nhằm che đậy các sai phạm từ suốt 2007 -2012. Hàng ngàn tỉ đồng từ các giấy tờ thu chi khống này, bà Phấn và cựu lãnh đạo NH Đại Tín dùng để lấp vào các hồ sơ vay từ ngay giai đoạn đầu nâng vốn điều lệ. Ngoài ra, nhân tiện rút tiền của NH hàng ngàn tỉ đồng.
Cựu Chủ tịch NH Đại Tín ông Hoàng Văn Toàn với vai trò là đồng phạm, mới đây cũng thừa nhận rằng: bà Phấn là người rất thông minh, thẳng thắn, cách quản lý tài sản rất nghiêm ngặt, không ai có thể lấy được tiền của bà Phấn. Có lần bà Phấn tâm sự: “Thầy ơi, tôi có một lỗi rất lớn là tham lam”…
Cũng chính vì tham lam, nên bà Phấn đã không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn nào để có được tiền. Kể cả việc đã sử dụng toàn người nhà như em trai, em gái, cháu trai, cháu gái, họ hàng… vào giữ các vị trí chủ chốt trong NH để phục vụ cho thủ đoạn của mình.
Để rồi trong 27 đồng phạm ở vụ án này, hơn một nửa trong số đó là cháu, chắt họ hàng của bà Phấn phải đứng trước vành móng ngựa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận