Bình luận được đưa ra bên lề Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Trong đó, Ngoại trưởng Hungary bày tỏ: “Nếu bạn hỏi tôi về nhiệm vụ quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại thì đó chính xác là tránh bất kỳ hình thức xung đột trực tiếp nào giữa Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga. Bất cứ khi nào chúng tôi ngồi cùng các đồng nghiệp NATO, đó luôn là vấn đề số 1”.
Vì nếu xảy ra, cuộc xung đột đó sẽ đẩy tất cả chúng ta đến hậu quả mà không bên nào mong muốn – vị Ngoại trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto
Hiện tại, quan hệ giữa Nga và liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã leo thang căng thẳng kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine. Cách đây 2 ngày, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov chỉ trích Mỹ đã và đang kích động leo thang hạt nhân và đặt ra mối đe doạ với an ninh quốc gia Nga. Theo ông, Lầu Năm Góc đang hành động nhằm hiện đại hoá tiềm năng hạt nhân của lực lượng mình và gần như phá huỷ những cơ chế truyền thống để kiểm soát vũ khí.
Mặt khác, ông nhấn mạnh, Nga không đe dọa bất kỳ nước nào bằng vũ khí hạt nhân. Các tiêu chí sử dụng vũ khí hạt nhân được nêu đầy đủ trong học thuyết quân sự và được quy định trong "Chính sách quốc gia cơ bản của Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân" ngày 2/6/2020.
Quan chức ngoại giao Nga cũng nhận định việc "đối đầu công khai" với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có thể dẫn đến đụng độ quân sự, không nằm trong lợi ích của Nga.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO Robert Bauer khẳng định tuy NATO cung cấp các gói hỗ trợ quân sự khổng lồ của NATO tới Ukraine nhưng khối này không gây chiến với Nga. Điều đó chỉ xảy ra nếu Nga "tấn công một trong những thành viên của khối".
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận