Cho rằng hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng các con dấu, chữ ký giả để chiếm đoạt tài sản, đại diện VKS cho rằng có thể truy tố Huyền Như tội danh “Tham ô tài sản”. Theo đó, ngoài tội danh mà bản án sơ thẩm đã tuyên Huyền Như “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, VKS đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm, truy tố Huyền Như thêm tội danh “Tham ô tài sản”.
Đối với kháng cáo của bà Lê Thị Ngọc Nga và bà Nguyễn Thị Lang, mẹ Huyền Như liên quan đến căn biệt thự 43 tỷ đồng (trước đó bà Lang đã có đơn xin lại và bản thân bị cáo Huyền Như cũng “xin lại để cho mẹ dưỡng già” vì “biệt thự này bị cáo có trước khi phạm tội”), VKS nêu quan điểm rằng, chứng cứ cho thấy, Huyền Như mua của công ty và đã thanh toán hơn 40 tỷ bằng tiền Như vay cá nhân và ngân hàng. Khi mua, Như ký tên mẹ nhưng không nói cho bà biết. Sau đó, Như cầm cố cho bà Nga. Bà Nguyễn Thị Lang cũng khai nhà này do Như mua. Như vậy, bà Lang chỉ đứng tên để cho Như mua biệt thự. Việc cấp sơ thẩm tuyên duy trì kê biên là hoàn toàn đúng pháp luật. Mọi tranh chấp giữa Huyền Như và bà Nga nếu có sẽ giải quyết trong vụ án khác. (Trước tòa, bị cáo Như thừa nhận đã đem toàn bộ giấy tờ liên quan đến căn biệt thự 43 tỷ đồng này thế chấp cho bà Lê Thị Ngọc Nga để vay tiền).
Đối với kháng cáo của Ngân hàng Á Châu (ACB), đại diện VKS cho rằng Ngân hàng ACB là bên biết rất rõ việc giao tiền cho nhân viên đem đi ký hợp đồng gửi tiền là sai luật, nhưng vì lợi ích cá nhân mà lãnh đạo Ngân hàng ACB đã bỏ qua. Vì vậy Ngân hàng ACB phải chịu trách nhiệm với những gì mình gây ra. Vietinbank không có trách nhiệm gì trong việc này. Do vậy không chấp nhận kháng cáo của ACB và 19 nhân viên ACB.
Linh Hoàng
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận