Trong vòng 12 tháng qua, đã có hơn 500 ca mắc bệnh Leishmaniasis trên khắp Syria. |
Tờ Daily Mail đưa tin Tổ chức trăng lưỡi liềm đỏ người Kurd cáo buộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phải nhận trách nhiệm vì gieo rắc căn bệnh nguy hiểm “ăn thịt người trên khắp Syria”.
Theo báo cáo trong vòng 12 tháng qua, đã có hơn 500 trường hợp mắc bệnh Leishmaniasis. Căn bệnh này khiến người bệnh lở loét da thịt. Leishmaniasis có tính tàn phá nhưng chưa có thuốc chữa và chưa có vắc xin phòng ngừa.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Leishmaniasis là tên gọi một nhóm bệnh gồm 3 dạng chính và chúng lây lan thông qua hơn 20 loại ký sinh trùng.
Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc IS làm lây lan căn bệnh "ăn thịt người” đăng trên Twitter. |
Leishmaniasis trên da: dạng bệnh Leishmaniasis phổ biến nhất, gây ra các chỗ loét trên những vùng da cơ thể hở, có thể dẫn tới sẹo vĩnh viễn, thương tích và tàn tật.
Leishmaniasis trong cơ quan nội tạng: nghiêm trọng nhất, có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời, do nó tấn công các cơ quan nội tạng chính trong cơ thể, gây ra các cơn sốt, sụt giảm cân cũng như sưng phồng gan và lá lách.
Leishmaniasis trên niêm mạc: ăn mòn các niêm mạc của mũi, miệng và cổ họng.
Anh Dilqash Isa thuộc Tổ chức trăng lưỡi liềm đỏ người Kurd cho biết: "Hành vi đáng ghê tởm sát hại nhiều người vô tội của IS rồi vứt xác của họ la liệt khắp đường phố là nguyên nhân hàng đầu lây lan dịch bệnh Leishmaniasis”.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lo ngại về việc những dân thường sống xung quanh các căn cứ của IS cũng có nguy cơ rất cao mắc virus Leishmaniasis thêm đó, các bác sỹ địa phương hầu như không có kinh nghiệm để đối phó với loại virus này khiến Leishmaniasis có khả năng trở thành đại dịch.
Một binh sỹ người Kurd ở Syria tiết lộ: “Hầu hết mọi người ở đây đều không có kiến thức gì về căn bệnh này. Chúng tôi đã chiến đấu trong 4 năm và căn bệnh này xuất phát tại các khu vực giao tranh ác liệt như Tal Hamis, Hon và Qosa”.
WHO cảnh báo rằng hệ thống y tế của Syria đã sụp đổ do hậu quả của cuộc nội chiến ác liệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Theo số liệu thống kế của WHO có khoảng 13 triệu người Syria đang cần được hỗ trợ nhân đạo.
Căn bệnh này khiến người bệnh lở loét da thịt, dẫn tới sẹo vĩnh viễn, thương tích và tàn tật. |
Thông báo của WHO có đoạn: "Chúng tôi đã nỗ lực hết mình nhưng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Syria vẫn không ngừng leo thang. Sau hơn 4 năm khủng hoảng khiến hệ thống y tế tại đây ngày một tồi tàn. Chúng tôi chứng kiến nhiều trường hợp chấn thương, cũng như sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần, các vấn đề sức khoẻ sinh sản, bệnh truyền nhiễm, không truyền nhiễm…”.
Tại quốc gia láng giềng Iraq, dịch tả cũng đang bùng phát dữ dội. Điều này nhắc nhở chúng ta, khả năng bùng phát dịch bệnh có xu hướng tấn công tới những quốc gia phải chịu khủng hoảng kéo dài. Bên cạnh đó, WHO sẵn sàng ứng phó với các biện pháp hỗ trợ y tế để tránh nguy cơ lây lân bệnh dịch.
58% các bệnh viện, cơ sở y tế đã bị phá huỷ hay đóng cửa do chiến tranh tại các quốc gia này, theo số liệu của WHO.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận