Hãng thông tấn al-Jazeera dẫn thông cáo của Hamas khẳng định sẽ trả thù cho cái chết của ông Atallah đồng thời cảnh báo loạt phản ứng sắp tới sẽ là hành động hơn là lời nói.
Hiện, phía Israel chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Đây đã là vụ sát hại các thủ lĩnh và chỉ huy Hamas thứ 3 chỉ trong vòng 3 tháng qua. Trước đó, hồi tháng 7, Israel tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh quân sự Mohammed Deif, người được coi là chủ mưu vụ đột kích bất ngờ ngày 7/10/2023 của Israel.
Ông Deif thiệt mạng khi máy bay chiến đấu của Israel tấn công vào khu vực Khan Yunis. Được biết ông Deiff từng sống sót tới 7 âm mưu ám sát của phía Israel.
Đến cuối tháng 7, tới lượt thủ lĩnh chính trị của Hamas Ismail Haniyeh bị tiêu diệt tại thủ đô Tehran của Iran khi tới dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Tuy nhiên, trong vụ việc này, Israel không tuyên bố nhận trách nhiệm.
Được biết al-Qassam chính là lực lượng thực hiện vụ đột kích bất ngờ vào lãnh thổ Israel ngày 7/10/2023 khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và 200 người bị bắt làm con tin.
Hamas thành lập cánh vũ trang al-Qassam vào năm 1992 để hỗ trợ mục tiêu kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Israel trên lãnh thổ Palestine.
Cái tên al-Qassam được lấy cảm hứng từ chiến binh tự do Syria Ezzedine al-Qassam, người đã dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại sự đô hộ của thực dân châu Âu ở Levant (nay là Trung Đông và Tây Á) trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước.
Theo thông tin từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), al-Qassam có khoảng 20-25.000 thành viên. Tuy nhiên, con số này cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Được biết, al-Qassam sở hữu một kho vũ khí lớn gồm các loại súng, lựu đạn và tên lửa tự chế. Song sức mạnh và năng lực thực sự của cánh vũ trang này vẫn còn nằm trong vòng bí ẩn.
Việc Israel rút quân khỏi Gaza năm 2005 đã tạo điều kiện cho Hamas tăng cường sức mạnh cho al-Qassam, Cánh vũ trang này được cho là nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ Iran để có thể phát triển năng lực chiến đấu.
Hamas coi kho vũ khí của al-Qassam là công cụ răn đe hữu hiệu chống lại các cuộc tấn công của Israel và từ chối giao nộp vũ khí cho giới chức Palestine. Tuy nhiên, trong vòng 15 năm qua, al-Qassam cũng chịu tổn thất nghiêm trọng vì các cuộc không kích và tấn công bộ binh của Israel.
Dù có sở trường sử dụng thiết bị nổ tự chế (IED), rocket, tên lửa chống tăng và đạn pháo, al-Qassam chủ yếu dựa vào chiến lược tấn công bí mật để đối phó với Israel. Cánh vũ trang này sở hữu hệ thống đường hầm rộng lớn tạo điều kiện cho các chiến binh dễ dàng di chuyển đến bất kỳ mục tiêu nào mà không bị phát hiện.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, al-Qassam đã phát triển năng lực rocket và bổ sung thêm các loại máy bay chiến đấu không người lái vào kho vũ khí.
Trong vụ đột kích vào lãnh thổ Israel ngày 7/10/2023, al-Qassam đã phóng hàng loạt rocket yểm trợ cho các chiến binh dễ dàng vượt qua hàng rào ngăn cách Gaza với nhà nước Do Thái.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận